Nhận định những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến giá vàng tuần tới
Kỳ vọng về điểm cuối của chu kỳ siết chặt tiền tệ đẩy giá vàng tăng mạnh
Đồng USD hạ giá 1% xuống ngưỡng thấp nhất trong hơn 1 năm sau thông tin về lạm phát Mỹ, chính vì vậy vàng trở thành tài sản hấp dẫn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
|
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 11 triệu đồng/lượng, USD lao dốc
Mặc dù tăng mạnh nhưng quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 56,29 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 11,06 triệu đồng/lượng.
|
Thị trường vàng sẽ rất nhạy cảm với triển vọng lãi suất cơ bản đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chính vì vậy hiện vẫn còn quá sớm để có thể nói đến đợt tăng giá mạnh của vàng.
Giá vàng đã tăng hơn 30USD/ounce trong tuần vừa qua dưới sự tác động của nhiều yếu tố, theo Kitco News đưa tin.
Giá vàng đón nhận “cú huých” sau khi báo cáo lạm phát Mỹ vào tháng 6/2023 cho thấy áp lực giá cả hiện đang tăng chậm nhất trong 2 năm.
Trong tháng trước, chỉ số CPI của Mỹ tăng 3% so với 1 năm trước còn chỉ số CPI lõi, không tính biến động giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 4,8%, cả hai chỉ số này đều thấp hơn so với kỳ vọng.
Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 8/2023 giao dịch phiên gần nhất ở mức 1.961,7USD/ounce, tăng hơn 30USD/ounce trong tuần. Trước đó giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.900USD/ounce.
“Việc giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.9000USD/ounce dù rằng các thành viên thị trường đều đang kỳ vọng Fed nâng lãi suất trong tháng 7/2023 có thể coi như chỉ báo rõ ràng nhất về niềm tin của thị trường. Chính sách của Fed sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường vàng trong vài tháng tới. Việc lãi suất tăng cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ là tiêu cực với giá vàng. Diễn biến hiện tại của giá vàng đồng nghĩa có thể kỳ vọng thị trường chưa phản ánh đầy đủ”, chuyên gia về kim loại quý tại Gainesville Coins – ông Everett Millman nói với Kitco News.
Fed hiện vẫn đang tính toán về ít nhất 2 lần nâng lãi suất trong năm nay, các thành viên thị trường hiện đang dự báo về khả năng Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên đến 96% trong cuộc họp vào tháng 7/2023. Thị trường hiện chưa dự báo rõ ràng về khả năng nâng lãi suất lần thứ 2, chính vì vậy các chuyên gia phân tích đang dự báo thận trọng về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn.
“Nếu có điều gì đó đáng để lưu tâm, người ta sẽ lạc quan về giá vàng nếu trong trường hợp Fed sẽ có sự điều chỉnh nhanh chóng và chấm dứt quá trình siết chặt tiền tệ. Ở thời điểm này, hiện vẫn còn quá sớm để quá lạc quan”, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities, ông Bart Melek, nói với Kitco News.
Dù rằng tình hình lạm phát bắt đầu đã tích cực hơn, nhưng “cuộc chiến” lạm phát vẫn còn dài, đặc biệt nếu xét đến việc giá năng lượng tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. “Chúng ta đã chứng kiến việc giá dầu tăng khi OPEC bắt đầu giảm sản lượng. Lợi ích lớn mà chúng ta nhận được từ năng lượng giá rẻ có thể đảo chiều trong những tháng tới”, ông Melek cảnh báo.
Ông Melek khẳng định diễn biến mới nhất của giá vàng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, chủ yếu do hoạt động mua bù thiếu: “Chắc chắn sẽ có những sự đảo chiều. Việc giá vàng tăng diễn ra trong thời gian quá ngắn và rủi ro đảo chiều vẫn quá lớn”, ông Melek chỉ ra.
Ngưỡng kháng cự hiện tại là từ 1.966 đến 1.970USD/ounce, ngưỡng hỗ trợ là 1.930 và sau đó đến 1.900 và 1.896USD/ounce, ông Melek phân tích.
Những thông tin kinh tế quan trọng trong tuần bao gồm: chỉ số của ngành sản xuất Empire State Manufacturing, doanh số bán lẻ Mỹ, sản xuất công nghiệp Mỹ, bài phát biểu của phó chủ tịch Fed, số lượng nhà xây mới tại Mỹ, số lượng giấy phép xây dựng tại Mỹ, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, chỉ số sản xuất khu vực Philadelphia, doanh số bán nhà đang sử dụng.
Lạm phát tại Mỹ trong tháng trước hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm, áp lực tăng của giá cả hàng hóa hạ nhiệt nhiều hơn so với kỳ vọng, theo Wall Street Journal.
Bộ Lao động công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2023 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 9,1% vào tháng 6/2022 và 4% so với tháng 4/2023. Lần gần nhất lạm phát Mỹ tăng 3% là vào tháng 3/2021.
Dù vậy, lạm phát Mỹ hiện vẫn ở trên ngưỡng mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các quan chức Mỹ hiện đã phát đi thông điệp rằng nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm vào cuộc họp vào ngày 25 và 26/7/2023 sau khi gần đây xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế tăng trưởng vượt kỳ vọng.
Số liệu lạm phát Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này tuy nhiên sẽ không thể thay đổi quan điểm đó.
Trong tháng trước, giới chức duy trì lãi suất liên bang trong ngưỡng từ 5% cho đến 5,25%, đây là lần hãm phanh lãi suất đầu tiên sau 10 lần nâng liên tiếp tính từ tháng 3/2022 khi Fed bắt đầu nâng lãi suất. Trong cuộc họp bàn chính sách vào tháng 6/2023, phần lớn các quan chức đã dự báo về thêm hai lần nâng lãi suất trong năm nay.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,8% trong tháng 6/2023, đây là ngưỡng tăng chậm nhất tính từ tháng 10/2021 và giảm đáng kể từ mức 5,3%. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo về việc chỉ số giá tiêu dùng lõi tăng 5%.
Đồng USD xuống đáy 3 tuần, giá vàng đi ngang chờ dữ liệu lạm phát
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần sau khi bình luận của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) củng cố kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt.
|
Giá vàng bật tăng khi đồng USD suy yếu
Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong gần ba tuần khi đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trước thời điểm Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tháng 6.
|