Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu: Động đất mạnh 4,9 độ richter vừa qua không ảnh hưởng
Thủ tướng New Zealand bình tĩnh trả lời phỏng vấn giữa động đất |
Tỉnh Fukushima tặng hoa anh đào cảm ơn sự giúp đỡ của Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần |
Công trình thủy điện Lai Châu. |
Công trình thủy điện Lai Châu được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam. Công trình này có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng.
Công trình thủy điện Lai Châu có 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1200 MW, với sản lượng phát điện trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh. Công trình được khởi công ngày 05/11/2011, phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2015 và khánh thành ngày 20/12/2016. Từ khi đưa vào vận hành đến này, nhà máy thuỷ điện Lai Châu đã phát điện lên hệ thống điện quốc gia được hơn 15,1 tỷ kWh, nộp ngân sách cho tỉnh Lai Châu là 2834 tỷ đồng tính đến hết năm 2018. Công trình thủy điện Lai Châu có khả năng chịu chấn động trên cấp 8-9.
Trước đó, ngày 17-6, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đã thông báo về trận động đất mạnh 4,9 độ richter xảy ra ở khu vực huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).
Thủy điện Lai Châu là một trong số 6 Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24/10/2016. Công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng cho các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài chức năng phát điện và chống lũ cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng, công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu còn điều phối hợp lý nguồn nước, tăng khả năng phát điện cho các công trình thủy điện bậc thang phía hạ lưu sông Đà gồm: thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình.
Tuy nhiên, với tầm quan trọng của Công trình và đặc thù ở nơi vùng sâu, vùng xa, rừng núi, giáp biên giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh, an toàn, công trình rất có thể sẽ là mục tiêu mà các thế lực thù địch, chống đối và các hoạt động tội phạm về kinh tế, hình sự, thâm nhập phá hoại, trộm cắp thiết bị ... Bất kỳ sự cố nào gây mất an ninh, an toàn công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu, nhất là đập hồ chứa nước với dung tích lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến các công trình thủy điện ở bậc thang dưới, đến các cơ sở kinh tế và dân cư phía hạ du.
Ngày 16/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 419/QĐ-TTg đưa công trình Nhà máy thuỷ điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa công trình Nhà máy thủy điện Lai Châu vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Công An, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành có liên quan; của UBND, Công an, Quân đội và các Ban, ngành tỉnh Lai châu đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình. |
Đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan về nước an toàn Trong các ngày 5/6 và 6/6 các công dân Việt Nam từ các nước Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan đã về nước an toàn. ... |
New Zealand nói đã chiến thắng Covid-19, Thụy Điển mong đạt 'miễn dịch cộng đồng' vào tháng 5 New Zealand hiện ghi nhận 1.122 và có tới 1.180 người đã hồi phục. Đó là lý do vì sao quốc gia này tuyên bố đã chiến ... |
Việt Nam trao tặng 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn giúp Thụy Điển chống COVID-19 Chiều 17/4, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn ... |