Nhà đất “không sổ” được phép giao dịch như thế nào từ 1/8?
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023 do Chính phủ ban hành khi giao dịch nhà ở chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ, sổ hồng) từ 1/8.
Cụ thể, Nghị định 95 đưa ra 8 trường hợp nhà ở được giao dịch khi chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu gồm:
Thứ nhất, đối với giao dịch mua bán, thuê mua nhà ở trong dự án, phải có các giấy tờ chứng minh nhà ở đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Trường hợp người được bố trí tái định cư mua, thuê mua nhà ở để phục vụ tái định cư hình thành trong tương lai thì sản phẩm này phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được kinh doanh. Với nhà ở phục vụ tái định cư có sẵn, phải có giấy tờ nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được giao dịch.
Ảnh minh họa |
Thứ hai, đối với giao dịch mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án, phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng. Trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng thì phải có giấy tờ chứng minh về việc đầu tư xây dựng nhà ở đó.
Thứ ba, đối với giao dịch mua bán, thuê nhà ở thuộc tài sản công, phải có giấy tờ xác định nhà ở thuộc diện được thuê, bán theo quy định.
Thứ tư, đối với giao dịch tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết thì tổ chức tặng cho phải có giấy tờ chứng minh về việc xây dựng nhà ở để tặng cho.
Thứ năm, đối với giao dịch thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư dự án, phải có các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được thế chấp, đã xây xong phần móng, nhà ở không thuộc một phần hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp hoặc có giấy tờ chứng minh đã giải chấp nếu có thế chấp.
Thứ sáu, đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở (trừ trường hợp cho thuê nhà ở thuộc tài sản công) thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý phải có hợp đồng mua bán, thuê mua ký với chủ đầu tư dự án. Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán thì phải có thêm văn bản chuyển nhượng.
Trường hợp tự làm nhà ở thì phải có giấy phép xây dựng hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở.
Thứ bảy, nếu thừa kế nhà ở được tặng cho thì phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho.
Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện mua, thuê mua thì phải có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hợp pháp kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc chứng minh việc đầu tư xây dựng nhà ở của bên bán, bên cho thuê mua.
Nếu thừa kế nhà ở thuộc diện đầu tư xây dựng mới thì phải có giấy phép xây dựng và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bên để thừa kế.
Nếu thừa kế nhà ở theo quyết định của Toà án nhân dân thì phải có bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ngoài ra, cần có các giấy tờ chứng minh khác theo pháp luật về thừa kế.
Thứ tám, đối với giao dịch bán nhà ở của tổ chức bị giải thể, phá sản thì phải có quyết định giải thể của tổ chức hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể. Trường hợp phá sản thì phải có quyết định của Tòa án nhân dân.
Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch vào ngày nào, giờ nào tốt nhất? Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. |
Hướng dẫn xếp mâm cúng cô hồn tháng 7 chính xác nhất 2024 Cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch. Mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt nên mâm cỗ cúng cô hồn cũng khác, nhưng vẫn có những đồ vật cơ bản. |