Nguyên nhân xuất khẩu Trung Quốc giảm liên tiếp nhiều tháng
Mở rộng nhập khẩu hàng hóa và mở cửa thị trường cho các mặt hàng của Việt Nam vào Trung Quốc
Ngày 13/7/2023, nhân dịp dự AMM-56 tại Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị.
|
Trung Quốc mạnh mẽ phát đi thông điệp nới kiểm soát doanh nghiệp công nghệ
Sau khi kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng 6/2023, giới chức Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
|
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2023 giảm đến tháng thứ 2 liên tiếp, nó cho thấy việc nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường bên ngoài chững lại cũng như tăng trưởng nội địa yếu đi trong bối cảnh lãi suất cao, theo Nikkei đưa tin.
Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2023 hạ 12,4% xuống 285,3 tỷ USD, mức hạ của tháng 6/2023 cao hơn nhiều so với con số sụt giảm 7,5% của tháng 5/2023, theo Hải quan Trung Quốc công bố. Các chuyên gia trước đó đã dự báo về con số sụt giảm 9,5%.
“Việc chi tiêu tiêu dùng của người dân bình thường trở lại đã dẫn đến việc số lượng đơn đặt hàng với hàng sản xuất tại Trung Quốc giảm đi, xuất khẩu của Trung Quốc đang phản ánh đúng cho thực tế này”, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics - ông Zichun Huang phân tích.
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hạ 6,8% xuống còn 214,7 tỷ USD, như vậy xu thế suy giảm của nhập khẩu đã không ngừng tiếp diễn khi nhu cầu nội địa yếu đi.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng trong tháng 3 và tháng 4/2023, tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế hậu COVID-19 dường như không ổn định. Nhiều dữ liệu kinh tế khác ví như sản xuất công nghiệp hay doanh số bán bất động sản đồng thời sụt giảm, còn tỷ lệ thất nghiệp trong những người trẻ tuổi tháng 5/2023 tăng trưởng lên ngưỡng cao kỷ lục.
Tình hình kinh tế bi quan nói chung đã khiến cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất với hy vọng kích thích chi tiêu tiêu dùng tăng lên.
Tháng 6/2023, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc không thay đổi, nó khiến cho nhiều người lo ngại về rủi ro giảm phát. Nhu cầu đi lại và dịch vụ viễn thông thấp, chính vì vậy lạm phát không khỏi chịu ảnh hưởng.
Tổng quan trong 6 tháng đầu của năm 2023, xuất khẩu sụt giảm 3,2% xuống còn 16,63 nghìn tỷ USD còn tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu hạ 6,7% xuống còn 12,54 nghìn tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 408,7 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ hạ sâu nhất, mức hạ ghi nhận 17,9%, xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu giảm 6,6%; xuất khẩu của Trung Quốc sang Đông Nam Á trong khi đó tăng nhẹ 1,5%.
Thương mại với Nga tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tăng trưởng 78% còn nhập khẩu tăng 19,4%.
Xuất khẩu của gần như tất cả các loại hàng hóa chủ chốt sụt giảm. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao hạ 14%.
Theo chuyên gia thuộc Capital Economics, dù rằng việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu suy giảm sẽ vẫn tiếp tục gây sức ép lên xuất khẩu, sự suy giảm sẽ hạ nhiệt trong năm nay. Chuyên gia Capital Economics cho rằng xuất khẩu sẽ giảm sâu hơn nữa trước khi lập đáy vào thời điểm gần cuối năm nay.
“Tin tốt ở đây chính là thời kỳ tệ hại nhất của nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nước ngoài nhiều khả năng đã ở sau lưng. Nhập khẩu của các nước trong những tháng tới sẽ phục hồi nhờ vào sự hỗ trợ của các biện pháp kích thích tài khóa nhằm tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng”, ông Huang dự báo.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen công bố Mỹ và Trung Quốc đã có bước tiến trong việc thu hẹp sự khác biệt liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia trước đây từng đe dọa ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Đồng thời bà Yellen cũng cam kết về việc Washington sẵn sàng lắng nghe những băn khoăn của Bắc Kinh về những vấn đề liên quan nhằm tránh gây hại đến kinh tế Trung Quốc, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Trong cuộc họp báo tổ chức kết thúc chuyến thăm Trung Quốc lần này, bà Yellen tái khẳng định các biện pháp an ninh quốc gia mà Mỹ đang nhắm tới cần phải được áp dụng với phạm vi hẹp hơn. Dù bà không đề cập đến hành động cụ thể, phía Trung Quốc gần đây đã đặc biệt chỉ trích các biện pháp hạn chế của Mỹ liên quan đến xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn sang Trung Quốc.
“Tôi muốn làm giảm đi những lo lắng về khả năng chúng tôi sẽ đưa ra hành động nào đó gây tổn hại trên diện rộng với kinh tế Trung Quốc. Phía Mỹ không hề có ý định như vậy”, bà Yellen nói.
Bà Yellen không nói đến việc cơ chế cụ thể của việc đối thoại với Trung Quốc về những vấn đề nói trên sẽ như thế nào và giới chức Mỹ cũng đã khẳng định việc đưa ra được giải pháp là một trong những lý do đằng sau chuyến đi của bà.
Không chỉ lắng nghe nhiều băn khoăn từ phía Trung Quốc, bà Yellen nói trong một số trường hợp phía Mỹ sẵn sàng giải quyết những hậu quả không lường trước được từ chính sách của Mỹ nếu chính sách nhắm đến sai mục tiêu.
Bà Yellen khẳng định: “Tôi thực sự nghĩ chúng tôi đã có một số bước tiến và tôi tin chúng tôi có quan hệ kinh tế tốt hưởng lợi cho cả chúng tôi và thế giới”.
Giới chức Trung Quốc cũng tuyên bố họ sẵn sàng tiếp tục đối thoại về những vấn đề trên với Mỹ.
Giới chức Mỹ đã bác bỏ những kỳ vọng về khả năng sẽ có đột phá trong chuyến thăm của bà Yellen. Vào ngày Chủ Nhật, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết những vấn đề gây chia rẽ Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể được giải quyết chỉ trong một chuyến thăm.
Trung Quốc giảm mua kéo giá tiêu trong nước sụt giảm
Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu trong nước đạt gần 80.000 đồng/kg, nay động lực từ thị trường này đã giảm cộng với việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng đã tác động tiêu cực lên giá tiêu.
|
Tác động của sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc đến toàn cầu
Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.
|