Nguy cơ Trung Quốc triển khai các khí tài để giám sát Biển Đông
Tờ Hoàn cầu thời báo mới đây vừa đăng tin kêu gọi Trung Quốc “tăng số lượng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí răn đe hạt nhân trên biển đối với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm xuyên lục địa”.
Lý do được đưa ra là “nhằm ngăn chặn các hành động quân sự tiềm tàng của quân đội Mỹ”. Cụ thể hơn, bài viết cho rằng: “Mỹ đã gây áp lực quân sự lớn hơn đối với Trung Quốc, điều động tàu chiến và máy bay chiến đấu tới Biển Đông và eo biển Đài Loan với tần suất ngày càng tăng”.
“Washington tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực, nên Bắc Kinh phải đáp trả”, đó là “tông điệu” khá quen thuộc trong những năm gần đây của truyền thông Trung Quốc và những chuyên gia “hữu hảo” của nước này.
Oanh tạc cơ H-6 của Chiến khu Nam bộ Trung Quốc trong một lần tập trận ẢNH: CHINAMIL.COM.CN |
Điển hình, hồi giữa tháng 5, TS Mark J.Valencia, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia của Trung Quốc về Biển Đông, đăng bài viết trên tờ South China Morning Post với tựa đề US-China race for surveillance supremacy in South China Sea risks a needless clash (tạm dịch: Cuộc chạy đua Mỹ - Trung về năng lực giám sát Biển Đông có nguy cơ dẫn đến đụng độ không cần thiết).
Trong bài viết, ông Valencia bình luận rằng Mỹ và Trung Quốc chạy đua triển khai các khí tài dùng để giám sát Biển Đông. Qua đó, tác giả biện minh việc Bắc Kinh liên tục tăng cường khí tài giám sát đến vùng biển này chỉ nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách với Mỹ. Và rồi, tác giả không ngần ngại khoe “thành tựu” của Bắc Kinh: “Hệ thống do thám, trinh sát và thu thập thông tin tình báo mà Trung Quốc thiết lập ở Biển Đông có thể giúp Bắc Kinh sớm điều động tàu ngầm hạt nhân để tạo nên “một pháo đài trên biển với khả năng răn đe hạt nhân”.
Trung Quốc dường như đang tiến gần hơn tới khả năng phóng tên lửa hạt nhân mới từ hầm chứa dưới lòng đất, cải thiện khả năng phản ứng kịp thời trước cuộc tấn công hạt nhân. Đó là nhận định của chuyên gia Hans Kristensen - Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (FAS).
Ông Kristensen cho biết kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có quy mô lên tới 350 đầu đạn. Con số này lớn hơn nhiều so với con số ước tính trong một báo cáo hồi tháng 9 của Lầu Năm Góc rằng chính quyền Bắc Kinh chỉ có hơn 200 đầu đạn hạt nhân.
Một mối nguy cơ nữa phải kể đến là tàu ngầm hạt nhân. Hiện, Trung Quốc đang có khoảng 10 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Như vậy, sau quá trình dài chuẩn bị, nhiều khả năng Bắc Kinh đã sẵn sàng tăng cường sức mạnh vũ khí hạt nhân ở Biển Đông.
Theo Báo Thanh Niên
Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc và Mỹ liên tục triển khai một loạt các hoạt động quân sự trong thời gian gần đây. Hiện đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng. |
Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu Theo chuyên gia người Philippines Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990. |
Trung Quốc “bóng gió” đe dọa sức mạnh hạt nhân ở Biển Đông Trong các cuộc tập trận gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân và điều động oanh tạc cơ chiến lược H-6. Đây là một động thái được xem là “bóng gió” của Trung Quốc nhằm đe dọa sức mạnh hạt nhân ở Biển Đông. |