Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
11:08 | 10/11/2017 GMT+7

Nguy cơ dư thừa tới 4 triệu nam giới

aa
Theo các đại biểu Quốc hội, nếu vấn đề bình đẳng giới không được quan tâm đúng mức thì tới giữa thế kỷ này số lượng nam giới ở Việt Nam sẽ dư thừa 2,3 – 4 triệu người, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: mại dâm, hiếp dâm, lừa đảo, bắt cóc phụ nữ….

Nguy cơ dư thừa nam giới do bất bình đẳng giới

nguy co du thua toi 4 trieu nam gioi

Sáng 9/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 9/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Theo đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ), Việt Nam đang có sự mất cân bằng giới tính khi sinh, tình trạng này đang gia tăng và không đồng đều giữa các cùng miền. Năm 2006 tỉ lệ này là 106 nam/100 nữ, tới năm 2013, tỉ lệ là 113,8 nam/100 nữ và ước thực hiện năm 2017 là 113 nam/100 nữ. Số tỉnh có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tăng nhanh, năm 2009 là 45/63 tỉnh, thành; tới năm 2015 là 55/63 tỉnh, thành. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của tâm lý xã hội về việc muốn có con trai để nối dõi tông đường, trọng nam hơn nữ.

Hơn nữa, theo đại biểu Yến, tình trạng dư thừa nam giới là do mong muốn có con trai hiện nay lại dễ thực hiện hơn do khoa học phát triển, biết được giới tính trước khi sinh. Tới giữa thế kỷ này Việt Nam sẽ thừa 2,3-4 triệu nam giới trong độ tuổi trưởng thành. Tình trạng này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ví dụ như tại Ấn Độ, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, dư thừa nam giới sẽ làm gia tăng nạn mại dâm, hiếp dâm phụ nữ, lừa đảo, bắt cóc phụ nữ….

Cùng quan điểm này, đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho biết, tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn thể hiện ở quyền tài sản thừa kế, tỉ lệ trúng cử của phụ nữ chưa tương xứng, đặc biệt đối vùng sâu, vùng xa. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không biết chữ, tỉ lệ phụ nữ vùng cao tử vong khi sinh cao gấp đôi các khu vực khác...

Do vậy, đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) kiến nghị, cần tăng cường truyền thông về bình đằng giới, nâng cao nhận thức và vai trò của nam giới. Xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi, đưa nội dung bình đẳng giới vào hương ước, quy ước của cộng đồng, các dòng họ, đảm bảo sự bình đẳng của con gái với con trai trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, bảo đảm sự công bằng về vai trò của nam và nữ trong hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị. Phấn đấu đạt mục tiêu bình đẳng giới là thực chất.

Về lĩnh vực lao động của phụ nữ, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) cho biết, qua thanh tra 152 doanh nghiệp dệt may có tới 55 doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định liên quan tới lao động nữ. Trong 12 địa phương được thanh tra thì có 6 địa phương vi phạm về bình đẳng giới. Như vậy, có thể nói, vi phạm chính sách pháp luật với lao động nữ là khá phổ biến nhưng biện pháp xử lý chưa được nêu ra.

Theo đại biểu Hạnh, chất lượng việc làm của lao động nữ thiếu ổn định, thường tập trung trong các lĩnh vực chuyên môn thấp. 70% lao động nữ thường làm trong các lĩnh vực như: da giầy, dệt may… 41% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực trình độ giản đơn. Tỉ lệ lao động nữ qua đào tạo thấp hơn nam, tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nữ cao hơn nam giới. Thu nhập của lao động nữ thấp hơn 10,7% so với nam giới. Tình trạng hạn chế sự dụng lao động nữ trên 35 tuổi đang nổi lên trong thời gian qua.

Trước tình trạng trên đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) kiến nghị, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đảm bảo quyền lợi của lao động nữ. Đào tạo cho lao động nữ, chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ, để tạo ra bình đẳng.

Về vấn đề lương hưu và nghỉ hưu của lao động nữ có sự khác biệt với nam giới, gây thiệt thòi cho lao động nữ. Hiện nay, lương hưu của lao động nữ chỉ bẳng 87% so với nam giới. Do vậy cần có cách tính phù hợp để phụ nữ không bị thiệt thòi. Ngoài ra, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, nên có quy định cho lao động nữ lựa chọn thời điểm nghỉ hưu từ 55 – 60 tuổi, để đảm bảo công bằng và bình đẳng giới.

Về giải pháp cụ thể, đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho rằng, hàng năm Quốc hội cần thảo luận, giải trình để đưa ra các giải pháp cụ thể, làm rõ việc tỉ lệ đại biểu nữ không đạt yêu cầu. Đẩy mạnh giám sát về bình đằng giới, tuyên truyền ngăn chặn phân biệt đối xử, ngược đãi, buôn bán phụ nữ…

Xử lý doanh nghiệp sa thải lao động nữ trên 35 tuổi

Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

nguy co du thua toi 4 trieu nam gioi

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải trình những vấn đề đại biểu quốc hội quan tâm. (Ảnh: TTXVN)

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, phụ nữ Việt Nam đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, làm tốt vai trò người mẹ, người vợ. Tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo ngày càng tăng. Công tác bình đẳng giới của Việt Nam đã có những bước tiến bộ, là một điểm sáng về bình đẳng giới. Tuy nhiên, định kiến về giới còn dai dẳng do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, phong kiến.

Về giải pháp đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ quan tâm tới vấn đề tạo công ăn việc làm cho phụ nữ. Ở nông thôn, phụ nữ sẽ cùng tham gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, có các chương trình về nói không với bạo lực, xâm hại và không để phụ nữ "lùi" lại phía sau. Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế, phụ nữ đơn thân, có chương trình về chống bạo lực gia đình, buôn bán, xâm hại phụ nữ… hôn nhân yếu tố nước ngoài.

Về vấn đề sa thải phụ nữ sau 35 tuổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm: Chính phủ đã lập nhiều đoàn kiểm tra, giám sát, trực tiếp kiểm tra, đánh giá thực trạng. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã gặp gỡ Chính phủ và có nhiều đổi mới trong việc chăm lo cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế thực thi chính sách với lao động nữa có nơi vẫn chưa đạt yêu cầu. Ví dụ có doanh nghiệp phát thẻ đi vệ sinh cho công nhân, 100 người chỉ có 3 thẻ. Do vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp nào sai phạm sẽ bị xử phạt.

"Về xử lý chênh lệch mức lương hưu của phụ nữ, Chính phủ đã sớm phát hiện và báo cáo Quốc hội. Chính phủ sẽ đề xuất xử lý theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đảm bảo bình đẳng giới và không gây bức xúc xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Theo báo cáo của Chính phủ, số liệu tổng hợp của 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình bạo lực gia đình năm 2016 cho thấy có 14.790 vụ bạo lực gia đình với tổng số nạn nhân là 13.524 người, tổng số người gây bạo lực là 14.177 người.

Mặt khác, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ngoài phạm vi gia đình đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều chị em vì các lý do khác nhau đã cam chịu, không tố cáo nhất là khi người gây bạo lực là người thân; tình trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay xâm hại tình dục đối với trẻ em gái có chiều hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp hơn.

Theo số liệu báo cáo trong năm 2016 có 1.627 trẻ em bị bạo lực và xâm hại tình dục (416 em bị bạo lực và 1.211 em bị xâm hại tình dục) trong đó nạn nhân là trẻ em gái là 1.369 em (chiếm 84%); 8 tháng đầu năm 2017 có 832 vụ bạo lực và xâm hại tình dục (116 em bị bạo lực và 716 em bị xâm hại tình dục) trong đó nạn nhân là trẻ em gái là 765 em (chiếm tỷ lệ 92%).

Trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện trên toàn quốc đã xét xử 1.880 vụ xâm hại trẻ em với 1.976 bị cáo.

Đại biểu Tống Thanh Bình (Lai Châu) cho biết, bạo lực gia đình vẫn là vấn đề cần được quan tâm, theo thống kê năm 2010, cứ 3 phụ nữ được hỏi thì có 1 người bị bạo lực thể xác, tình dục hoặc tinh thần. 58% phụ nữ đã kết hôn bị bạo lực tình dục, thể xác hoặc tinh thần; 27% cho rằng từng bị cả 3 loại bạo lực trên. Đây chỉ là con số thống kê, thực tế số liệu này có thể lớn hơn nhiều.

Do vậy, đại biểu Tống Thanh Bình (Lai Châu) kiến nghị, cần tăng cường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp với vấn đề bình đẳng giới. Đặc biệt là thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đằng giới. Phân công trách nhiệm cụ thể, phân bổ nguồn lực bổ sung về bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), hiện Việt Nam đứng 69/114 nước về bình đẳng giới, giảm 27 bậc so với năm 2015, cho thấy chỉ số này không ổn định và có xu hướng tụt giảm. Phụ nữ chủ yếu làm trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Trong khi lĩnh vực cơ khí, chế tạo… lại ít tham gia. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia vào mọi khu vực để tăng thu nhập và cơ hội công việc.

Theo Báo Tin tức

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào thành phố Hồ Chí Minh

Thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 30/9, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi có buổi làm việc với ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam về một số dự án vốn đầu tư Nhật Bản.
Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Trẻ em nêu ý kiến về hai vấn đề nóng

Sáng ngày 29/9/2024, tại Hội trường Diên Hồng, Toà nhà Quốc hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II - năm 2024.
Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, Đoàn đại biểu Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn đầu đã gặp gỡ và làm việc với một số tổ chức phụ nữ của Liên bang Nga.
Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Mới đây, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã phối hợp với tổ chức “Bánh mì cho Thế giới” tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sức mạnh của rừng: Từ các giải pháp khí hậu đến lợi ích cộng đồng”.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tham gia lễ dâng y Kathina tại Thái Bình

Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tham gia lễ dâng y Kathina tại Thái Bình

Ngày 2/11, Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan do ông Nguyễn Viết Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội, dẫn đầu đã tham gia lễ dâng y Kathina tại chùa Phúc Minh Theravāda, tỉnh Thái Bình theo lời mời của Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam và Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam.
Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái.
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Cuba tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar

Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar

Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar nhân chuyến thăm chính thức tới Qatar của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 30/10 đến ngày 1/11 .
Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Ươm mầm hữu nghị biên cương

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt Nam.
Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 của Vùng 2 Hải quân cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai nạn lao động trên vùng biển Việt Nam - Indonesia.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động