Nguồn gốc, ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bắt đầu từ đâu?
Nguồn gốc ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam |
Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân những hoạt động trong ngành giáo dục của Việt Nam. Tại sao lại có ngày này và tại Việt Nam người ta thường có hoạt động nào để kỷ niệm?
Tháng 7 năm 1946 là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Trong sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa Ba Lan từ ngày 26 - 30/08/1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm - ngày Nhà Giáo Việt Nam, đây là ngày lễ “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục và là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Thầy đã dạy bảo.
Việc tổ chức ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Những hoạt động trong ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Vào ngày 20/11, các cấp học, từ mầm non đến đại học trên cả nước nô nức tổ chức nhiều chương trình kỷ niệm để tôn vinh nghề giáo. Dưới đây là 5 hoạt động ý nghĩa thường được tổ chức để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam:
Vẽ báo tường đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
Vẽ báo tường không chỉ là món quà tinh thần ý nghĩa mà còn là hoạt động để tập thể trường lớp cùng tận hưởng không khí trang trọng của ngày 20/11. Tập thể lớp sẽ cùng nhau tạo nên tác phẩm báo tường sáng tạo, mang thông điệp ý nghĩa liên quan đến ngày Nhà giáo với các hình vẽ, bài thơ, truyện ngắn… Hoạt động vẽ báo tường là cơ hội để học sinh thể hiện năng khiếu, tâm huyết và xây dựng tinh thần đoàn kết cho tập thể lớp.
Làm thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Để thể hiện tình cảm và mang đến cho thầy cô món quà nhỏ về tinh thần, nhiều học sinh thường tự tay làm thiệp chúc mừng ngày 20/11. Mỗi tấm thiệp được thiết kế bắt mắt với hình ảnh, thông điệp ý nghĩa và mang theo lời chúc mừng và tình cảm gửi tới thầy, cô giáo.
Vẽ tranh tôn vinh, tri ân thầy cô giáo
Hoạt động vẽ tranh ngày 20/11 được nhiều học sinh hưởng ứng vì có thể bộc lộ khả năng hội họa và thể hiện được tình cảm, sự sáng tạo của mình qua từng nét vẽ. Đề tài học sinh thường lựa chọn để tham gia là hình ảnh thầy cô, trường học, khoảnh khắc đẹp và những biểu tượng ý nghĩa… Đây là một trong những hoạt động thú vị để học sinh thể hiện tình cảm, lòng biết ơn trong ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổ chức chương trình văn nghệ
Chương trình văn nghệ trong ngày Nhà giáo Việt Nam là một phần quan trọng trong lễ kỷ niệm. Đây là dịp thú vị để học sinh, sinh viên và giáo viên thể hiện tài năng nghệ thuật của mình, giúp buổi lễ thêm vui tươi, sôi nổi. Chương trình văn nghệ thường bao gồm các tiết mục có nội dung đẹp, ca ngợi tình thầy – trò và sự biết ơn, lòng kính trọng với nghề giáo.
Tặng quà 20/11 ý nghĩa cho các thầy, cô giáo
Quà tặng 20/11 có thể là vật chất hoặc tinh thần, nhưng quan trọng nhất cần mang theo tình yêu thương và lòng biết ơn của thế hệ học trò đến thầy cô giáo. Những món quà phổ biến được lựa chọn là: hoa tươi, sổ tay, bút viết, đồ lưu niệm, hàng thời trang, mỹ phẩm…