Người Việt và sắc dân châu Á tại Mỹ đau đáu giữ "hồn" cho Tết Nguyên đán
TP Hồ Chí Minh: Nhộn nhịp Việt kiều về quê đón Tết Nguyên đán 2023 Những ngày cuối năm, sân bay Tân Sơn Nhất khá nhộn nhịp, tấp nập người đến ga Quốc tế chờ đón người thân là Việt kiều về quê ăn Tết. |
Khai trương tuần hàng Việt Nam tại Pháp nhân dịp Tết Nguyên đán Gian hàng Việt Nam được trang trí nổi bật ngay tại hành lang chính của siêu thị Carrefour Lyon, bên cạnh các gian bán sản phẩm của một số nước châu Á khác. |
Pháo hoa mừng Tết Nguyên đán ở New York (Ảnh: Eduardo Munoz Alvarez/Getty Images). |
Từ khi còn trẻ tới lúc ngoài 70 tuổi, bà Le Ly Hayslip vẫn duy trì việc đón Tết Nguyên đán theo cách mà người Việt Nam vẫn thường làm, dù đang sinh sống tại Mỹ.
Theo bà Le Ly, Tết Nguyên đán của người Việt là thời điểm hết sức quan trọng và ý nghĩa. Bởi đây là lúc chào đón ông bà tổ tiên và những người đã khuất trở về với con cháu. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị cũng như việc sắp xếp dọn dẹp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp được tất cả các thành viên trong gia đình tập trung cùng nhau thực hiện từ trước đó cả tháng.
Vào thời khắc trước giao thừa, bà Le Ly thường dành một khoảng lặng để nhìn lên bầu trời đêm, cố tìm những ngôi sao băng đang lấp lánh trên cao như những thông điệp mà tổ tiên gửi đến cho mình. Bà nhớ lại những ngày thơ ấu mỗi khi Tết đến xuân về: bà cùng anh anh chị em trong gia đình luôn cảm thấy náo nức mong chờ được ba mẹ sắm cho giày dép và quần áo mới cùng những món đồ chơi yêu thích. Và tất nhiên là không thể thiếu món ngon ngày Tết với những thức ăn đặc trưng như bánh chưng, bánh tét, mứt gừng…
Bà Le Ly Hayslip đứng thắp hương trước bàn thờ được bày biện đậm nét Việt tại Mỹ (Ảnh NVCC) |
Năm 1970, bà Le Ly Hayslip đến thành phố San Diego (Mỹ) cùng chồng và hai con. Tết lúc đó là một khái niệm lạ lẫm và xa xỉ.
Vào thời điểm đó có rất ít người Việt sinh sống trong khu vực nơi gia đình bà định cư. Vì vậy, việc tìm mua hương trầm, gạo nếp, con gà cúng và những vật dụng cần thiết khác để bày biện trên bàn thờ là một nhiệm vụ tưởng như “bất khả thi”. Thế nhưng những khó khăn đó vẫn không thể ngăn cản được người phụ nữ thuần Việt này chuẩn bị mọi thứ một cách chu đáo cho ngày Tết theo đúng với nề nếp truyền thống nhất có thể.
“Tết năm nào tôi cũng cố gắng lo lắng chu toàn mọi thứ trong nhà để có được chút không khí ấm cúng dù ở xa quê hương. Tôi thu hoạch cam, bưởi trồng ở mảnh vườn sau nhà. Có cả chanh dây và vài loại hoa nữa. Tôi dùng để chưng lên bàn thờ trong mấy ngày Tết”, người phụ nữ Việt đã ngoài 70 tuổi nói.
Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ những ngày đầu bà Le Ly sang Mỹ định cư và sinh sinh sống tại thành phố San Diego, đến nay ở đây đã xây dựng được một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất nước Mỹ.
Điều mà những người luôn đau đáu với quê hương như bà Le Ly cảm thấy hạnh phúc chính là Tết cổ truyền của Việt Nam được quan tâm tổ chức với quy mô ngày một lớn hơn, và quan trọng nhất là những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam dành cho Tết Nguyên đán vẫn được duy trì chứ không bị mất đi.
Múa Lân mừng Tết Nguyên đán năm 2022 ở Westminster, California (Ảnh: Paul Bersebach/MediaNews Group/Orange County Register/Getty Image). |
Anh Thomas, con trai của bà Le Ly thì luôn trân trọng khoảng thời gian của những ngày Tết để tưởng nhớ ông bà tổ tiên cũng như ôn lại nguồn gốc của gia đình.
Sáng mồng Một Tết, anh thường thắp nhang, đứng trước bàn thờ trong ngôi nhà của mình ở thành phố Los Angeles, thầm đọc lời cầu nguyện cho những điều an lành sẽ đến trong năm mới. Anh cũng làm bữa cơm Việt Nam để mời bạn bè, đồng nghiệp đến thưởng thức để cùng nhau chia sẻ không khí ấm áp của ngày Tết cổ truyền.
Ngày 22/1 (nhằm ngày mồng Một Âm lịch), hàng triệu người Mỹ gốc Á bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác sẽ hân hoan đón Tết Nguyên đán. Và khi làn sóng người châu Á nhập cư vào Mỹ ngày càng tăng lên thì những lễ hội truyền thống của mỗi sắc dân cũng theo đó được tổ chức với quy mô và số lượng ngày càng lớn trên khắp xứ cờ hoa.
Ở những thành phố có đông dân cư đến từ các nước thuộc khu vực Đông Nam xuất hiện nhiều chợ hoa cùng hàng loạt các hoạt động vui chơi đậm không khí Tết như diễu hành, tiệc tối và bắn pháo hoa. Không ít trường học cũng đã cho học sinh được nghỉ học để ăn Tết còn các siêu thị thì bày bán ngập tràn các mặt hàng phục vụ người dân mua sắm Tết.
Chợ Việt Nam ở Westminster, California (Ảnh: Allen J. Schaben/Los Angeles Times/Getty Images). |
Với bà Judy Leung, Tết Nguyên đán ở Mỹ không giống với cách mà người dân nước cô tổ chức ở Trung Quốc. Do phần lớn người dân gốc Á không thể nghỉ làm vào những ngày này nên họ chủ yếu mừng ngày Tết bằng những bữa ăn gia đình với những món đặc trưng như bánh bao, cá, thịt gà và thịt lợn, đi kèm với món tráng miệng là chè trôi nước và bánh gạo vào ngày nghỉ cuối tuần của năm mới.
Còn cô Joanne Kwong, một người Mỹ nhập cư gốc Hàn Quốc thì cho rằng, với một đất nước đa sắc tộc như Mỹ thì việc duy trì và làm sống lại các lễ hội truyền thống nhân dịp Tết Nguyên đán chính là cách tạo nên sự thấu hiểu và đoàn kết của người dân đến từ các quốc gia khác nhau của châu Á tụ hội tại xứ cờ hoa.
Một quyển sách viết về Tết Nguyên đán dành cho trẻ gốc Hàn Quốc tại Mỹ (Ảnh: Aram Kim/CNN). |
200 kiều bào Hàn Quốc dự chương trình Xuân Quê hương mừng Tết Nguyên đán Trưa ngày 8/1, tại Seoul, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức chương trình Xuân Quê hương mừng Tết Nguyên đán Quý Mão. |
Tết Nguyên đán 2023: Năm con mèo hay con thỏ? Vào ngày 22/1/2023, hơn một tỷ người trên toàn cầu sẽ chào đón Tết Nguyên đán 2023, còn được gọi là năm con Mèo hoặc năm con Thỏ tùy thuộc vào truyền thống văn hóa mà người dân mỗi nước theo đuổi. |