"Người tuyết bé nhỏ" và "Điệp vụ Biển Đỏ": Khi người kiểm duyệt, nhặt lỗi lại chính là khán giả!
Phim có đường lưỡi bò ra rạp, bà Hồng Ngát thừa nhận có sai sót Nghệ sĩ hãng phim truyện VN làm phim Tết sau sóng gió Phim Việt Nam lần lượt tham dự Liên hoan phim quốc tế và Oscar 91 |
Từ "Điệp vụ Biển Đỏ" đến "Người tuyết bé nhỏ"
Đầu năm 2018, bộ phim điện ảnh "Điệp vụ Biển Đỏ" của Trung Quốc được cấp phép và trình chiếu tại cụm rạp CGV. Nội dung phim ấy cảm hứng từ sự kiện năm 2015, khi quân đội Trung Quốc giải cứu 600 dân nước này và 225 người nước ngoài khỏi một cảng ở Yemen - nơi đang có nội chiến. Phim khai thác và đề cao sức mạnh của quân đội nhân dân Trung Quốc, là hiện tượng phòng vé Hoa ngữ với 500 triệu USD. Tuy nhiên, khi trình chiếu ở Việt Nam, CGV thông báo phim ế khách.
"Điệp vụ Biển Đỏ" phô diễn sức mạnh hải quân Trung Quốc, những chi tiết này bị khán giả cho là cường điệu. |
Đáng nói, những phân đoạn cuối cùng của phim mang đến sự phẫn nộ cho khán giả Việt, cụ thể, ở gần cuối phim có cảnh Hạm đội tàu Trung Quốc đi trên Biển Đông, phát loa yêu cầu một tàu rời khỏi "vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc'". Nhiều khán giả khác cũng đồng tình và cho rằng đây là chi tiết ẩn ý cho quyền sở hữu của Trung Quốc ở Biển Đông.
36 giây cuối phim "Điệp vụ Biển Đỏ" cho thấy tàu Trung Quốc về tới lãnh hải Trung Quốc trong khu vực Biển Đông và thấy một vài chiếc tàu từ xa, hình dáng những chiếc tàu này không rõ nét; loa từ tàu Trung Quốc phát ra: “Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay”.
Chi tiết này đã khiến khán giả Việt bất bình, bởi việc cài cắm yếu tố chính trị có ý đồ của Trung Quốc thông qua phim ảnh rất lộ liễu. Càng bất bình, khán giả Việt lại càng bất ngờ khi Hội đồng duyệt phim Việt có xem kỹ bộ phim không mà để cho những chi tiết nhạy cảm và sai sự thật này phát sóng trên toàn bộ cụm rạp CGV, cụm rạp mạnh nhất trong nước.
Trả lời trước vấn đề này với báo giới năm 2018, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Thẩm định và Phân loại phim (Bộ VHTTDL),Đạo diễn - NSND Vũ Xuân Hưng cho biết: "Cảnh cuối trong phim Điệp vụ Biển Đỏ chỉ nói đây là hải phận của Trung Quốc và yêu cầu con tàu trên rời khỏi vùng biển đó, chứ không nói đến hải phận của biển Việt Nam."
Cảnh cuối trong phim "Điệp vụ Biển Đỏ" |
Tuy nhiên, ngày 28/2, tức là trước khi phim được công chiếu tại Việt Nam thì Bộ quốc phòng Trung Quốc đã có bài viết ca ngợi bộ phim "Điệp vụ Biển Đỏ", miêu tả về sức mạnh của hải quân nước này. Trong đó, nêu ra nhiều loại vũ khí, khí tài mới, mạnh mẽ của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Theo nội dung bài viết thì Hải quân Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ bộ phim này. Bên cạnh đó, bối cảnh mang nội dung lạc lõng cuối phim cũng được đề cập. Bài viết nêu rõ, trong đoạn cuối phim, tàu tuần tra hải quân ở biển Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) trục xuất tàu lạ nước ngoài khỏi vùng biển xung quanh cái gọi là "quần đảo Nam Sa" bằng mệnh lệnh: "Hãy lập tức rời khỏi đây".
Buổi duyệt phim "Điệp vụ Biển Đỏ" có sự tham gia của 7 thành viên, trong đó có nhà thơ – nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, ông Đỗ Duy Anh - Cục phó Cục Điện ảnh, ông Nguyễn Danh Dương – Giám đốc Trung tâm chiếu phim Quốc gia… Những thành viên này đều không trả lời trước việc duyệt phim ẩu, để lọt hình ảnh có yếu tố chính trị sai sự thật ra rạp.
Sau sự cố của "Điệp vụ Biển Đỏ", mới đây nhất, ngày 4/10, bộ phim hoạt hình "Người tuyết bé nhỏ" của Trung Quốc hợp tác với Mỹ lại bị (được) khán giả Việt phát hiện ra "đường lưỡi bò" phi pháp trong phim.
Trên bản đồ trong phim xuất hiện hình ảnh phi lý về "đường lưỡi bò" |
Trả lời trước vấn đề này, bà Hồng Ngát, thành viên hội đồng duyệt phim cho rằng: “chỉ xuất hiện vài giây, mọi người cứ làm quá”. Phát ngôn này đã gây ra phản ứng bất bình không chỉ với khán giả, đáp lại phát ngôn của thành viên Hội đồng duyệt phim, ông Nguyễn Thái Bình - người phát ngôn của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch trả lời trên Tuổi Trẻ: “Đứng trước bộ phim có xuất hiện đường lưỡi bò, cho dù là cơ quan quản lý nhà nước hay người dân thì đều phải nêu cao ngọn cờ độc lập chủ quyền dân tộc lên hàng đầu.”
Khán giả thêm một lần chất vấn hội đồng duyệt phim, tại sao lại để lọt những hình ảnh sai sự thật mang màu sắc tuyên truyền chính trị có ý đồ của Trung Quốc ra rạp? Trách nhiệm thuộc về cụm rạp CGV và Hội đồng duyệt phim - Cục điện ảnh hay cả hai?
Đáng nói, những lỗi trầm trọng của hai bộ phim trên đều do khán giả đi xem và "nhặt sạn".
Lơ là với phim ngoại - Khắt khe với phim nội
Để lọt hai bộ phim có cài cắm các chi tiết liên quan đến chủ quyền của đất nước và đậm màu sắc tuyên truyền chính trị có ý đồ của Trung Quốc, thế nhưng Hội đồng duyệt phim vẫn chưa nhận án phạt nào từ các cơ quan ban ngành.
Phát ngôn vô trách nhiệm của bà Hồng Ngát, thành phim Hội đồng thẩm định phim quốc gia và sự im lặng của Hội đồng này khiến công chúng ngán ngẩm. Trước đó, khi duyệt các bộ phim trong nước sản xuất, Hội đồng này duyệt rất mạnh tay, điển hình là hai bộ phim bị cấm chiếu là "Bụi đời chợ Lớn" và phim "Vợ ba". Với "Bụi đời chợ Lớn", phim đã phải chỉnh sửa rất nhiều lần và bổ sung thêm yếu tố nhân văn, nhưng cuối cùng vẫn không được ra rạp. Với "Vợ ba", bộ phim chỉ bị cấm chiếu khi khán giả phẫn nộ với việc ekip phim sử dụng diễn viên 13 tuổi đóng cảnh nóng trong phim.
Phim "Bụi đời chợ Lớn" và "Vợ ba" bị cấm chiếu tại Việt Nam. |
Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"
Sự cẩu thả trong khâu kiểm duyệt phim của Hội đồng thẩm định phim quốc gia là không phải bàn cãi. Cụ thể, theo Quy chế duyệt phim ban hành theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 của bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin thì những thể loại phim sau không được phổ biến: Chống lại nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái; tiết lộ bí mật của Đảng, nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
Công chúng yêu điện ảnh nói riêng và dư luận nói chung đều quan tâm theo dõi đến hướng xử lý của các ban ngành với trách nhiệm của Cục điện ảnh, cụ thể là Hội đồng thẩm định phim quốc gia khi liên tiếp để lọt những nội dung cấm phổ biến theo Quy chế duyệt phim của Bộ VHTT-DL ban hành.
Văn bản số 4145/BVHTTDL-VP về việc ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng chỉ rõ, căn cứ kết quả báo cáo của Cục Điện ảnh về việc kiểm tra lại quá trình cấp phép phổ biến phim truyện hoạt hình "Everest- Người tuyết bé nhỏ", Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện giao Thứ trưởng Tạ Quang Đông trực tiếp chỉ đạo Cục Điện ảnh khẩn trương tổ chức kiểm điểm, sai sót của cá nhân, tập thể liên quan trong quá trình thẩm định, duyệt và cấp phép phổ biến bộ phim truyện hoạt hình "Everest- Người tuyết bé nhỏ", phải báo cáo trước ngày 17/10.
Phim có đường lưỡi bò ra rạp, bà Hồng Ngát thừa nhận có sai sót Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia thừa nhận sai sót về việc phim “Everest - Người tuyết bé ... |