Người tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng những chế độ gì?
Sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định lên đường đến Bắc Giang để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN) |
Cụ thể, đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách, trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19, nhóm đối tượng này được chế độ như sau:
Về chế độ bồi dưỡng chống dịch: Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021; được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP.
Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện: Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP).
Chính phủ cũng thống nhất đồng ý áp dụng phụ cấp đặc thù với mức 7.500 đồng/liều tiêm (tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày) đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm vaccine phòng COVID-19 trong Chương trình tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở y tế công lập.
Số ngày hưởng được tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Thời điểm áp dụng chế độ từ 01/01/2021. Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương.
Bên cạnh đó, căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, Bộ Y tế rà soát, quyết định bổ sung các đối tượng khác được ưu tiên tiêm vaccine theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Những người phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại cơ sở cách ly y tế tập trung theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 và Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính phủ, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung thì phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo yêu cầu phòng, chống dịch.
Giá dịch vụ tiêm vaccine phòng COVID-19 tự nguyện cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19 và Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng.
Trước đó, trong hàng ngàn tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã đăng ký tham gia tình nguyện hỗ trợ lực lượng chức năng tại tuyến đầu phòng chống COVID-19. Phong trào đã tạo nên sự sôi nổi, tình thần, khát khao cống hiến của những người Việt trẻ cho đất nước. Tham gia tình nguyện, các bạn sinh viên đã được tập huấn công việc thống kê, báo cáo số liệu, kiểm soát những người đi từ vùng dịch về và những người có tiếp xúc với các trường hợp ca bệnh để kiểm tra sức khỏe; hỗ trợ trong việc thực hiện cách ly các ca nghi ngờ, khoanh vùng xử lý để bệnh không lây lan.
Khẩn trương đúc rút, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống dịch trong KCN Đây là yêu cầu của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra tại cuộc họp, chiều 8/6, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo. |
Người đã tiêm vaccine sẽ chỉ phải cách ly tập trung 7 ngày khi nhập cảnh Đây là một trong nhiều nội dung được đưa ra tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 tổ chức chiều 8/6. |
Bộ trưởng Bộ Y tế: Chúng ta được cam kết đảm bảo đủ vaccine từ nay đến cuối năm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như vậy khi chia sẻ về tình hình dịch cũng như những biện pháp chống dịch đang được triển khai tại các tỉnh, thành phố, chiến lược vaccine mà Việt Nam đang thực hiện. |