Người nắm giữ những bí kíp trong Lễ hội nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn
Học giả Trung Quốc khẳng định sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong trọng trách bảo đảm quyền con người
Đánh giá cao việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Giáo sư Cốc Nguyên Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, đây là lần thứ hai Việt Nam đảm đương trọng trách này, cho thấy sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với vai trò, vị thế của Việt Nam sau nhiều năm tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới.
|
Đặc sắc Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (lễ hội Cốm mới) của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới được tổ chức hàng năm vào lúc trời cuối Thu và đầu mùa Đông trên cánh đồng Mường So, huyện Phong Thổ. Đây là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn đối với trời đất, các vị thần linh đã ban cho bản làng, người dân mùa màng bội thu và nhiều điều tốt đẹp.
|
Ông Sìn Văn Phong đã có hơn 30 năm thực hành nghề thầy cúng do cha truyền lại. Năm 1988, bản thân ông đã tổ chức thực hành thành công Lễ hội Nhảy lửa đầu tiên. Hiện nay, ông Phong nắm giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý giá của người Pà Thẻn như các nghi lễ và bài cúng trong Lễ hội nhảy lửa, Lễ kéo chày, Lễ thủ công, Lễ quan làng, lễ cưới...
Là người am hiểu các phong tục, tập quán văn hóa của người Pà Thẻn, ông Sìn Văn Phong có mặt trong tất cả các lễ hội, sự kiện quan trọng của người Pà Thẻn ở Hà Giang. Ông Phong chia sẻ: “Trong thôn, xã, ai muốn học nghề thầy cúng tôi đều sẵn sàng dạy cho. Tôi thích dạy cho thế hệ thanh, thiếu niên, vì các cháu học rất nhanh. Tôi mong văn hóa truyền thống của cha ông mình được thế hệ trẻ tiếp nối, tiếp tục lưu truyền đến nhiều đời sau”.
Đã hơn 30 năm làm nghề thầy cúng trong các lễ hội ở địa phương, ông Phong đã “truyền lửa” cho nhiều thế hệ học trò của mình, một số học trò của ông hiện cũng đã thực hành được các bài cúng trong Lễ kéo chày như anh Làn Văn Quang, thôn My Bắc, xã Tân Bắc. Bằng niềm đam mê, yêu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, anh Làn Văn Quang đã chủ động tìm đến thầy cúng Sìn Văn Phong để xin được làm học trò. Trong quá trình truyền dạy cho các học trò, ông Sìn Văn Phong đã đưa các học trò đi thực hành Lễ hội Nhảy lửa ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình…
Bên cạnh làm thầy cúng, ông Sìn Văn Phong còn là Người có uy tín trong cộng đồng. Ông là một trong những "đầu tàu" gương mẫu trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, dòng họ và nhân dân không tin, không nghe theo kẻ xấu. Chủ động nắm bắt tình hình, giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện, hòa giải mâu thuẫn ngay từ cơ sở; đấu tranh có hiệu quả âm mưu, ý đồ và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật...
Ông cũng hướng dẫn đồng bào Pà Thẻn tích cực cải tạo vườn tạp, tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, làm nhà vệ sinh…
Qua tuyên truyền, vận động của ông Sìn Văn Phong đã góp phần không nhỏ trong ổn định an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Từ đó, đồng bào dân tộc Pà Thẻn ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ra sức thi đua lao động, sản xuất, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và góp sức xây dựng quê hương.
Với những đóng góp của mình, ông Sìn Văn Phong vinh dự được các cấp từ Trung ương đến địa phương trao tặng nhiều Bằng khen, giấy khen. Mới đây, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, vì có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Vĩnh Phúc: Gìn giữ và bảo tồn lễ hội truyền thống xã Đại Đồng
Với giá trị, ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật dân gian, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã công nhận Lễ hội truyền thống xã Đại Đồng (tỉnh Vĩnh Phúc) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
|
Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều, nét văn hóa đậm đà bản sắc
Hàng năm, vào ngày 11 đến 14/7 âm lịch, người Bru- Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) lại long trọng tổ chức lễ hội Trỉa lúa truyền thống. Phần lễ trang nghiêm và đậm đà bản sắc, phần hội đoàn kết sum vầy. Đồng bào lại gửi gắm mong ước cho cây trĩu bông, chắc hạt vụ mùa bội thu.
|