Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại Cẩm nang
10:13 | 12/01/2022 GMT+7

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bảo đảm quyền như thế nào?

aa
Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Luật số 69 như sau:
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng chỉ đạt 47% kế hoạch Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng chỉ đạt 47% kế hoạch
Tổng số lao động đi làm ở nước ngoài trong 9 tháng đạt gần 43.000 người, con số này chỉ đạt 47% kế hoạch năm 2021 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài: Cầu nối giữa kiều bào với đất nước trong đại dịch COVID-19 Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài: Cầu nối giữa kiều bào với đất nước trong đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 là lúc phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong và ngoài nước. Với tinh thần đó, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao luôn tích cực làm cầu nối giữa kiều bào với quê hương nguồn cội.

Tại kỳ hợp lần thứ 10, tháng 11 năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 69) nhằm: (i) Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây; (ii) Giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong thực hiện vừa qua và điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; (iii) việc hợp tác quốc tế về tổ chức và quản lý lao động di cư, phát triển việc làm ngoài nước và bảo vệ quyền của người lao động di cư tương thích với các điều ước, thỏa thuận quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia.

Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Luật số 69 như sau:

Quyền chủ động và tự nguyện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Giải thích từ ngữ về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (khoản 1), Phân biệt đối xử (khoản 4) và Cưỡng bức lao động (khoản 5); Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo các quy định này bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp, tự do lựa chọn hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp và không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn của họ.

Bảo đảm vị thế của người lao động ở nước ngoài: Với chủ trương không đưa người lao động đi làm việc bằng mọi giá, mà phải đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo đảm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp với trình độ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động.

Điều 4 của Luật số 69 đã quy định theo hướng khuyến khích người lao động đi làm việc ở ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đi làm việc an toàn, việc làm có thu nhập cao, làm việc ở những ngành, nghề, công việc cụ thể ở nước ngoài để qua đó giúp người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, sau khi người lao động về nước có thể phát huy và sử dụng có hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, trình độ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Bên cạnh đó, người lao động được bảo đảm quyền bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bảo vệ phù hợp với đặc điểm về giới.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bảo đảm quyền như thế nào?
Ảnh minh hoạ.

Đặt vấn đề coi trọng quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã đưa quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lên Chương I Những quy định chung, tại Điều 6 quy định, theo đó người lao động có các quyền như: Được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật; thêm vào đó Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Việc quy định như vậy, cho phép người lao động chủ động tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài, tự bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi nhờ đến sự can thiệp của các tổ chức, cơ quan chức năng.

Người lao động được xem là trọng tâm: Lấy người lao động làm trung tâm, nội dung các điều, khoản của Luật đã thể hiện quy định Nhà nước có các chính sách đối với người lao động; quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó quy định:

Cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng có trách nhiệm đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trong suốt quá trình từ trước khi xuất cảnh, trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho đến khi về nước; hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động thông qua việc ký các hiệp định, thỏa thuận quốc tế hoặc tham gia điều ước quốc tế; đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trách nhiệm bảo hộ công dân, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động.

Quy định đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, cũng như phải được sự cho phép, chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng hợp đồng, thỏa thuận hoặc phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tài chính và nhân lực để thực hiện hoạt động này (vốn điều lệ không thấp hơn 5 tỷ đồng và phải thuộc sở hữu pháp nhân, thể nhân Việt Nam; người đại diện theo pháp luật và nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ, tiểu chuẩn nhất định; cơ sở vật chất bảo đảm cho đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi, cũng như trang thông tin điện tử của doanh nghiệp để công khai các thông tin của doanh nghiệp, các hợp đồng ký với nước ngoài ….).

Đồng thời Luật cũng quy định quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động từ quá trình chuẩn bị nguồn, tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục cho người lao động đến khi người lao động làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng, thỏa thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này.

Bảo đảm giảm gánh nặng về chi phí cho người lao động đi làm việc ở ngoài: Với chủ trương nhằm giảm chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã thể hiện tính ưu việt và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đặc biệt vị thế của người lao động Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế, như:

Loại bỏ tiền môi giới: Người lao động không phải hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ tiền môi giới do doanh nghiệp dịch vụ trả cho tổ chức, cá nhân trung gian. Khoản 8 Điều 7 quy định, nghiêm cấm hành vi thu tiền môi giới của người lao động. Theo quy định trước đây, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới mà doanh nghiệp dịch vụ trả cho bên môi giới.

Chỉ trả tiền dịch vụ còn thiếu: Doanh nghiệp dịch vụ thu tiền dịch vụ từ người lao động theo nguyên tắc thỏa thuận, không vượt quá mức trần quy định và chỉ thu số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận. Như vậy, doanh nghiệp dịch vụ phải có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả tiền dịch vụ, trường hợp phía nước ngoài không trả hoặc trả không đủ theo quy định mức trần tiền dịch, doanh nghiệp mới được thu tiền dịch từ người lao động để đủ số tiền dịch vụ theo quy định.

Thực tế hiện nay, một số thị trường và một số lĩnh vực có nhu cầu đối với lao động Việt Nam, bên nước ngoài tiếp nhận lao động sẵn sàng trả các chi phí cho việc tuyển chọn, đào tạo và tiền dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với lao động có trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên tiếp nhận.

Nhằm ngăn ngừa việc lạm thu tiền dịch vụ của người lao động, Luật số 69 quy định nghiêm cấm hành vi thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này, đồng thời đã luật hóa quy định hiện hành về việc thu tiền dịch vụ của người lao động như: mức trần tiền dịch vụ; thời điểm được thu tiền dịch vụ là sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận và sau khi ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc hoàn trả tiền dịch vụ cho người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định.

Bảo đảm người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp: Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Điều 7, như: Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán; Hỗ trợ hoặc làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; Cưỡng ép, dụ dỗ, lừa gạt người lao động ở nước ngoài trái pháp luật; Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp phát sinh từ nguồn Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: trong các trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn, ốm đau, bệnh tật; do người sử dụng lao động phá sản, giải thể; hoặc chiến tranh, thiên tai …; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động và hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích ở nước ngoài.

Bảo đảm cho người lao động được trang bị các kiến thức phòng tránh các vấn đề phát sinh: Người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo giáo dục định hướng. Nội dung giáo dục định hướng bao gồm những kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa; về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài; về định hướng tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước; về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài. (Điều 65 Luật số 69)

Đề xuất tăng mức hỗ trợ người lao động từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước Đề xuất tăng mức hỗ trợ người lao động từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước kế thừa những kết quả tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã quyên góp 10,5 tỷ đồng cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã quyên góp 10,5 tỷ đồng cho Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19
Ngày 29/7/2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu đã có thư cảm ơn bà con kiều bào cùng đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ trong nước phòng, chống dịch Covid-19.

Phạm Lý
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đảm bảo an toàn cho người Việt làm việc tại khu vực xảy ra động đất tại Nhật Bản

Đảm bảo an toàn cho người Việt làm việc tại khu vực xảy ra động đất tại Nhật Bản

Ngày 12/8/2024, Cục Quản lý lao động ngoài nước ban hành Công văn số 1128/CQLLĐNN-NBĐNA đề nghị các doanh nghiệp đưa thực tập sinh, người lao động đến làm việc tại các tỉnh Miyazaki, Kochi, Kagoshima, Oita, Ehime và các khu vực duyên hải phía Đông Nhật Bản khẩn trương thực hiện.
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về đảm bảo hoạt động của khu vực lao động phi chính thức

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về đảm bảo hoạt động của khu vực lao động phi chính thức

Ngày 14/5, tại New York (Mỹ), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Phiên Đối thoại cấp cao với chủ đề “Tận dụng khu vực lao động phi chính thức cho phát triển bao trùm tại châu Á - Thái Bình Dương”.
Hoạt động chăm lo đời sống người lao động đi vào thực chất, "sát sườn"

Hoạt động chăm lo đời sống người lao động đi vào thực chất, "sát sườn"

Tháng Công nhân là tháng có ý nghĩa đặc biệt đối với cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động khi có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần hướng về cơ sở.

Các tin bài khác

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp Quốc khánh 2/9

Đường sắt tăng nhiều tàu khách dịp Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao dịp Quốc khánh 2/9, ngành đường sắt tăng nhiều tàu khách trên các tuyến, cũng như áp dụng các chính sách giảm giá vé cho hành khách.
Cục An toàn thông tin cảnh báo 3 hình thức giả mạo, mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cục An toàn thông tin cảnh báo 3 hình thức giả mạo, mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cục An toàn thông tin cảnh báo trước 3 hình thức giả mạo, mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh rủi ro không đáng có.
Nhật Bản và Hoa Kỳ dành gần 46 tỷ đồng cải thiện bền vững an sinh trẻ em ở Quảng Ngãi

Nhật Bản và Hoa Kỳ dành gần 46 tỷ đồng cải thiện bền vững an sinh trẻ em ở Quảng Ngãi

Chương trình Vùng Sơn Hà do World Vision Nhật Bản và World Vision Hoa Kỳ tài trợ gần 46 tỷ đồng thông qua Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ tại Việt Nam được thực hiện tại 06 xã: Sơn Bao, Sơn Thượng, Sơn Giang, Sơn Hải, Sơn Ba và Sơn Cao của huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) hướng đến cải thiện bền vững an sinh trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương nhất.
Bình Định: Hướng dẫn, tư vấn để người khuyết tật có thể sống độc lập

Bình Định: Hướng dẫn, tư vấn để người khuyết tật có thể sống độc lập

Từ ngày 24 – 28/4, Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) phối hợp với Sở Y tế tỉnh Bình Định triển khai 9 lớp Tập huấn “Sống độc lập cho người khuyết tật và thành viên gia đình” trên địa bàn hai huyện Phù Mỹ và Tây Sơn (Bình Định).

Đọc nhiều

Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Daniel Nguyễn Hoài Tiến sinh ra và lớn lên tại quận Cam (California, Mỹ) trong một gia đình gốc Việt, nhưng anh không có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ. Bước ngoặt đến với Daniel vào thời điểm anh tham gia khóa học tiếng Việt tại Đại học California, San Diego. "Đó là bước ngoặt đầu tiên để tôi khám phá ngôn ngữ của cội nguồn mình", Daniel chia sẻ.
Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Butoh - Nghệ thuật hình thể Nhật Bản lần đầu ra mắt khán giả Việt

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình Triển lãm - Workshop - Biểu diễn Butoh mang tên “Butoh - nghệ thuật hình thể từ Nhật Bản vươn ra thế giới”.
Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
Kon Tum đã huy động đầu tư gần 112.600 tỷ đồng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kon Tum đã huy động đầu tư gần 112.600 tỷ đồng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đây là số liệu được đưa ra tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức vào ngày 11/10.
Tiếp nhận ngư dân gặp nạn về đảo Sinh Tồn điều trị

Tiếp nhận ngư dân gặp nạn về đảo Sinh Tồn điều trị

Ngày 13/10, Tàu 418, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận nạn nhân, ngư dân của tàu cá QNg 95267 TS bị viêm túi mật về đảo Sinh Tồn điều trị.
Nghệ An: nông dân góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Nghệ An: nông dân góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Ngày 12/10, Hội Nông dân xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) phối hợp với Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An tổ chức ra mắt Câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Lào

Từ ngày 12-13/10, tại huyện Sop Bao, tỉnh Houaphanh, Lào diễn ra hoạt động khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân khu vực biên giới huyện Sop Bao. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai.
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (12/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh

Thời tiết hôm nay (12/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,ngày 12/10, Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng có sương mù nhẹ, trưa chiều tiếp tục nắng hanh.
Thời tiết hôm nay (11/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh, sáng sớm có sương mù

Thời tiết hôm nay (11/10): Hà Nội tiếp tục nắng hanh, sáng sớm có sương mù

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 11/10 Hà Nội có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ.
Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/10, miền Bắc trời nắng, nhiệt độ tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Thời tiết hôm nay (07/10):  Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (07/10): Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc, do không khí lạnh tăng cường nên tuần này trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh, độ ẩm phổ biến 35-41%.
Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Hôm nay 6/10, Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ với lượng mưa có nơi trên 70mm, mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/10, khu vực Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi có nơi trời rét.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động