Người dân vùng biên Sơn La, Long An khấm khá nhờ nuôi trâu, bò
Tình hình sức khoẻ mới nhất của ngư dân bị cá mập cắn ở vùng biển đảo Bạch Long Vỹ Ngày 9/6, bác sĩ (BS) Lương Toàn Thắng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết sau gần 2 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật cho ngư dân bị cá mập tấn công đã thành công. |
TTYT huyện Phù Ninh (Phú Thọ): Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng người dân Tiếp tục thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tập trung phát triển mạnh kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu hướng tới sự hài lòng của người bệnh là định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo của TTYT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. |
Thuê đất của người dân Campuchia để nuôi trâu
Ông Hồ Văn Bún, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) cho biết, con trâu không thể nuôi nhốt trong chuồng, mà phải có đồng cỏ cho đi ăn, có ao đìa cho dầm mình... Có như thế trâu mới khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy vậy, điều kiện đồng ruộng ngày nay được người dân khai thác tối đa, không còn nhiều chỗ cho trâu. Thế là nông dân huyện Vĩnh Hưng đã tận dụng những khu vực biên giới, đất liền bằng phẳng giáp ranh 2 nước Việt Nam - Campuchia còn bỏ hoang hoặc chỉ trồng lúa 1 vụ để nuôi thả trâu bên kia biên giới.
Nông dân vùng biên giới Vĩnh Hưng thuê đất của người dân Campuchia để nuôi trâu bằng cách, sáng đưa trâu qua biên giới để ăn cỏ, chiều lại lùa về. Trâu còn được dầm mình trên bao la sông rạch vùng Đồng Tháp Mười nên khỏe mạnh, mau lớn. Không chỉ nuôi trâu, người dân vùng biên còn mua trâu “cỏ” (những con trâu ốm của người dân nước bạn) đem về nuôi vỗ béo, rồi bán đi khắp các tỉnh miền Tây. Tại huyện Vĩnh Hưng có nhiều xã nuôi trâu, trong đó 3 xã có nghề nuôi trâu phát triển mạnh là Thái Bình Trung, Hưng Điền A và Thái Trị.
Là người nuôi trâu nhiều nhất ở xã Thái Bình Trung với gần 30 con, ông Phạm Văn Cộ, Tổ trưởng Tổ Nông dân ấp Trung Chánh, khoe: “Số trâu trên chủ yếu do gia đình tôi tự nhân đàn. Giờ trâu không còn dùng để kéo cày mà là nuôi để sinh sản, đồng thời tôi mua thêm trâu về nuôi vỗ béo, bán lại kiếm lời”.
Nông dân vùng biên giới Vĩnh Hưng thuê đồng cỏ của người dân Campuchia để nuôi trâu. Ảnh: Báo SGGP |
Ông Cộ phân tích: “Nuôi trâu không tốn nhiều chi phí, chỉ tốn một ít tiền thuê đồng cỏ bên phía Campuchia để cho trâu ăn. Vài ba tháng xuất chuồng cho thương lái với giá bán hơn 30 triệu đồng/con. Bán xong, gia đình tôi dành một ít mua gạo tặng cho bà con nghèo ở vùng biên giới”.
Xây được nhà mới kiên cố, nuôi con ăn học đàng hoàng cũng nhờ nuôi trâu, ông Phạm Văn Kéo, ở ấp Trung Chánh, cho biết, trước đây làm lúa quanh năm chỉ đủ ăn trong gia đình. Từ ngày chuyển qua nuôi trâu, kinh tế gia đình ông ngày càng khấm khá hơn. Đến nay, gia đình ông Kéo đã gầy dựng được đàn trâu 20 con.
Ông Nguyễn Trung Thiệu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Bình Trung, cho hay, toàn xã có khoảng 50 hộ nuôi trâu với khoảng 600 con, tập trung ở các ấp giáp ranh biên giới, trong đó nhiều nhất là ấp Trung Chánh. Để thuận tiện cho việc nuôi trâu, bà con làm chuồng ngay sát biên giới, ban ngày lùa trâu đi ăn bên đất bạn Campuchia, chiều lùa về nhốt trong chuồng.
“Chính quyền xã đã dùng quỹ đất công 12ha cho người dân thuê làm chuồng trại, trồng cỏ nuôi trâu. Hội Nông dân xã và huyện đã mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật để bà con nuôi trâu áp dụng nhằm đem lại lợi nhuận cao, đồng thời cũng hướng dẫn bà con qua lại biên giới tuân thủ đúng các quy định của chính quyền hai bên”, ông Thiệu nói.
Mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao
Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa được xã vùng cao biên giới Mường Lèo (Sốp Cộp, Sơn La) quan tâm đầu tư.
Từ 2 con bò giống để nuôi, sau nhiều năm nhân đàn, đến nay, gia đình anh Lò Văn Toản, bản Mạt có 40 con trâu, bò. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Toản bán hơn chục con trâu, bò, thu về trên 200 triệu đồng.
Còn ông Vừ Sếnh Hờ, bản Huổi Lạ hiện có hơn 30 con bò, ông chủ yếu chăn thả trên đồi, trung bình mỗi năm ông bán hơn chục con bò, thu về hàng trăm triệu đồng.
Ông Hờ, bảo: Trước đây gia đình tôi thu nhập phụ thuộc vào trồng ngô, sắn năng suất thấp, cuộc sống khó khăn lắm. Bây giờ thì khác rồi, có đường giao thông đi lại thuận tiện nên nuôi được con trâu, con bò có các thương lái tìm đến tận nhà thu mua, cuộc sống từ đó khấm khá hẳn lên.
Người dân xã vùng cao biên giới Mường Lèo (Sốp Cộp, Sơn La) khám khá nhờ nuôi trâu bò. |
Từ những mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao của các hộ dân, phát huy lợi thế diện tích đồng cỏ chăn nuôi lớn, nhu cầu thị trường ngày càng cao. Phong trào phát triển chăn nuôi ở xã Mường Lèo đang ngày càng được nhân rộng, nhiều hộ đã dần chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi theo mô hình gia trại tập trung.
Theo thống kê, hiện toàn xã có hơn hơn 4.500 con trâu, bò; hơn 300 con ngựa; gần 600 con dê. Để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững, xã khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại, bảo đảm vệ sinh môi trường; tận dụng diện tích đất đồi chăn thả rộng, trồng cỏ voi VA06 làm nguồn thức ăn nuôi nhốt tập trung.
Bên cạnh đó, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi cho người dân, lựa chọn các giống vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện thực tế ở từng bản. Đồng thời, ngoài sự hỗ trợ các con giống vật nuôi từ các chương trình, dự án, xã tạo điều kiện để người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển chăn nuôi.
Cầu kính Bạch Long (Sơn La) được công nhận kỷ lục dài nhất thế giới Với độ dài 632m, cầu Bạch Long ở Mộc Châu, Sơn La chính thức ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness là Cầu kính đi bộ dài nhất thế giới. |
Hơn 15.000 phụ nữ Lào Cai và Sơn La được tăng thu nhập nhờ một dự án Sau hơn 4 năm thực hiện dự án tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, đã có 15.257 phụ nữ được tăng thu nhập, 86% số chị em phụ nữ tham gia dự án tự tin về năng lực kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp dịch vụ du lịch... |