Người dân cần làm gì khi phát hiện trang web lừa đảo?
Các nước cam kết hàng trăm triệu USD ngăn chặn thảm họa nhân đạo ở vùng Sừng châu Phi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo rằng người dân các nước ở vùng Sừng châu Phi đang bên bờ vực thẳm của thảm họa nhân đạo khi hàng triệu người ở Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya và Somalia đang phải trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ. |
An Giang - Kandal (Campuchia): Tăng cường ngăn chặn các loại tội phạm trên tuyến biên giới Ngày 12/10, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác 6 tháng đầu năm 2022 giữa tỉnh An Giang và tỉnh Kandal (Vương quốc Campuchia). Tại đây, hai bên đánh giá kết quả hợp tác thời gian qua và đề ra phương hướng các tháng cuối năm 2022. |
Các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin cho biết đã ghi nhận gần 4.000 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông tin tới hệ thống cảnh báo. Qua kiểm tra, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, công ty tài chính…
Theo quy trình, sau khi tiếp nhận report (báo cáo) của người dùng về website giả mạo, lừa đảo đến các hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là NCSC sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá và xác định các website giả mạo, lừa đảo. Trên cơ sở kết quả đánh giá và xác định này, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cũng như an toàn thông tin sẽ có quyết định xử lý, ngăn chặn những website vi phạm.
Thống kê mới đây cho thấy, chỉ riêng trong tháng 8/2022, trên thế giới đã ghi nhận 112 vụ việc mất an toàn thông tin mới được tiết lộ công khai với hơn 97,4 triệu hồ sơ bị vi phạm, trong đó có không ít vụ việc xảy ra trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, điển hình như Công ty tiền điện tử Nomad (Mỹ) cho biết đã bị thiệt hại hơn 190 triệu USD sau 1 vụ tấn công khai thác điểm yếu đánh cắp tiền mã hóa.
Số liệu mới nhất của Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, trong 8 tháng đầu năm, cơ quan chức năng đã ngăn chặn tới 926 website lừa đảo, nhiều hơn gần 140 trang so với tổng số website bị chặn trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, với 163 website bị chặn, tháng 8/2022 là tháng có lượng trang web lừa đảo bị chặn lớn nhất tính từ năm 2021 đến nay.
Các đối tượng lừa đảo qua mạng nhắm vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng vẫn tăng và ngày càng tinh vi. |
Trước những thách thức về an toàn, an ninh mạng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa cho rằng, trong kỷ nguyên số, tình hình an toàn thông tin trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang diễn ra ngày càng phức tạp khi hầu hết hoạt động của con người được chuyển lên môi trường mạng. Tuy nhiên hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có cả các ngân hàng và tổ chức tài chính chưa quan tâm, triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin để giảm thiểu rủi ro.
Trong bối cảnh đó, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị người đứng đầu các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính sớm nhận thức rõ các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin tiềm ẩn trên không gian mạng và khẩn trương chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin của đơn vị mình.
Hàng tuần, trên Cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đều cảnh báo và khuyến nghị người dùng tuyệt đối không truy cập vào tên miền của các website giả mạo thương hiệu các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh việc giám sát 24/7, phát hiện, cảnh báo, xử lý website lừa đảo, vi phạm pháp luật; hỗ trợ xử lý ngăn ngừa người dùng Internet Việt Nam truy cập vào các trang lừa đảo, Cục An toàn thông tin đã phối hợp cùng Google duy trì trang dauhieuluadao.com cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. |