Ngôi trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ
Lễ kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Lễ kỷ niệm bao gồm chuỗi các hoạt động mít-tinh, lễ ra mắt sách: “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh”, triển lãm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp” và hội thảo quốc tế: “Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại”. |
Hai tàu hải quân Hàn Quốc thăm Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 14/9, nhóm tàu huấn luyện tuần tra trên biển của Hải quân Hàn Quốc, gồm tàu ROKS HANSANDO và tàu ROKS DAECHEONG cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh. |
Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Chủ tịch phân ban phía Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ cùng Đoàn đại biểu các Bộ, ngành, đại diện một số viện nghiên cứu và nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã tới thăm Trường Thực nghiệm số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn dâng hoa tại tượng đài Hồ Chí Minh trong khuôn viên trường. |
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao những thành tích “trồng người” mà thầy trò nhà trường đạt được trong suốt chặng đường lịch sử hơn 70 năm ươm mầm tài năng, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Mông Cổ tươi đẹp ngày nay.
Ông cho biết sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ tình cảm và nguyện vọng của thầy trò trường Hồ Chí Minh dành cho quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Mông Cổ cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Các học sinh nhà trường hát bài Việt Nam Hồ Chí Minh. |
Ông E.Gungaajav - Hiệu trưởng trường Hồ Chí Minh đã báo cáo tóm tắt với Bộ trưởng và Đoàn đại biểu về tình hình chung cũng như những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục của trường suốt chặng đường hình thành, phát triển, đặc biệt những dấu ấn tự hào và vinh dự từ khi được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1980.
Bày tỏ mong muốn phía Việt Nam tiếp tục dành sự quan tâm tới trường, Hiệu trưởng E.Gungaajav hứa sẽ tiếp tục làm hết sức mình để vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước nói chung cũng như trong công tác tuyên truyền, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ.
Trong chuyến thăm này, đại diện một số doanh nghiệp đã trao các phần quà, học bổng dành cho học sinh của trường. Lãnh đạo trường Hồ Chí Minh hứa sẽ sử dụng đúng mục đích món quà này, lan tỏa những tình cảm của người dân và doanh nghiệp Việt Nam dành cho thế hệ tương lai - cầu nối hữu nghị giữa hai dân tộc Mông Cổ - Việt Nam.
Nhân dịp đón Bộ trưởng Lê Minh Hoan và đoàn đại biểu Việt Nam, thầy trò nhà trường đã tổ chức chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào quê hương đất nước trên xứ sở thảo nguyên xanh.
Trường Thực nghiệm số 14, nơi đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những trường đầu tiên của thủ đô Ulan Bator và đã kết nghĩa với Trường PTTH Chu Văn An, TP Hà Nội. Ngày 14/5/1980, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ ra quyết định chính thức cho phép Trường Thực nghiệm số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Cần Thơ triển lãm ảnh “Cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Ngày 16/8, tại TP Cần Thơ đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và trưng bày chuyên đề “Hình tượng hoa Sen qua sưu tập hiện vật tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ”. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong giành và giữ chính quyền cách mạng Nhà sử học, nhà báo nổi tiếng người Nga Evgeny Kobelev đã viết: “Cách mạng Tháng Tám có quyền đi vào lịch sử của phong trào cách mạng thế giới như một trong những mẫu mực tuyệt vời về nghệ thuật cách mạng và sáng tạo cách mạng của quần chúng nhân dân”. Một trong những bài học đó là bài học về công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. |