Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
07:14 | 04/01/2016 GMT+7

Ngoại giao kinh tế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

aa
Ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột của ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa. Ngành ngoại giao luôn đồng hành cùng với DN, với các địa phương trong việc mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với đối tác ở các nước thông qua nhiều diễn đàn về đầu tư, thúc đẩy thương mại.

ngoai giao kinh te luon dong hanh cung doanh nghiep

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời”, tối 3/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh đến những cơ hội và cả thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Thưa Phó Thủ tướng, Cộng đồng ASEAN đã chính thức thành lập, Việt Nam sẽ có cơ hội và phải đối mặt với những thách thức như thế nào?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Thuận lợi lớn nhất của Cộng đồng ASEAN là tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định cho 10 nước thành viên.

Về kinh tế, Cộng đồng ASEAN tạo ra môi trường hay một khu vực kinh tế, thương mại, cơ sở sản xuất chung rộng lớn.

Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa với giá cả hợp lý hơn nhờ hàng hóa lưu thông tự do với việc gỡ bỏ thuế quan gần như hoàn toàn trong Cộng đồng, các dòng thuế quan giảm còn 0-5%.

Bên cạnh đó là các thủ tục tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông, ví dụ: Hài hòa hóa về hải quan; tạo cơ sở đánh giá chung về chất lượng sản phẩm thông quan cùng cơ chế tự động chứng nhận xuất xứ.

Theo cam kết của các nước ASEAN, người lao động có tay nghề sẽ được tự do di chuyển, tạo ra cơ hội việc làm mới. Về y tế, giáo dục, người dân có cơ hội hưởng thụ ở tiêu chuẩn cao hơn, từ đó, có thể cảm nhận được lợi ích thiết thực, cụ thể do Cộng đồng ASEAN mang lại.

Tất nhiên, bên cạnh cơ hội thì thách thức cũng rất nhiều. Ví dụ, những lao động có tay nghề cao của Việt Nam có thêm cơ hội đi làm việc tại các nước ASEAN khác, đồng thời các DN, cơ sở sản xuất tại Việt Nam cũng có thể tuyển dụng lao động có tay nghề cao từ các nước ASEAN khác. Điều đó sẽ tác động đến vấn đề công ăn, việc làm của người dân.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, người dân và DN Việt Nam sẵn sàng như thế nào để đón nhận những cơ hội và cả thách thức?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chúng ta tham gia vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN từ rất sớm.

Chúng ta gia nhập ASEAN năm 1995, và đến năm 1998 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ do một Phó Thủ tướng đứng đầu để bắt đầu triển khai quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam hiện nay là một trong những nước đi đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. Điều đó nói lên quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong việc tham gia xây dựng Cộng đồng.

Nhưng vấn đề rất lớn hiện nay là sự nhận thức về Cộng đồng ASEAN trong người dân, trong DN của chúng ta không phải là ở tốp đầu.

Theo số liệu thống kê mới nhất, 63% DN Việt Nam khi được hỏi cho rằng mình không bị tác động khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức thành lập. Phó Thủ tướng nghĩ sao về vấn đề này?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đó là con số rất đáng lo ngại bởi vì Cộng đồng ASEAN mang lại những lợi ích, cơ hội rất cụ thể.

Nếu DN của các nước ASEAN tận dụng được những cơ hội đó thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với DN Việt Nam. Khi đó, DN chúng ta không những không mở rộng được sản xuất, không mở rộng thị trường ra các nước trong Cộng đồng ASEAN, mà sẽ gặp thách thức ngay trên “sân nhà”.

Thưa Phó Thủ tướng, hội nhập tạo ra rất nhiều cơ hội về giao thương nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh những vụ việc liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài. Xin hỏi Phó Thủ tướng, năm qua ngành ngoại giao đã làm những gì để công tác bảo hộ công dân được tốt hơn?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trong năm 2015, để tăng cường công tác bảo hộ công dân, Bộ Ngoại giao đã thiết lập đường dây nóng 24/24h, 7 ngày trong tuần và có thể nói là 365 ngày trong năm, để liên lạc với các công dân khi gặp sự cố, vụ việc nguy hiểm bên ngoài.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cũng được yêu cầu trực 24/24h.

Trong năm 2015, chúng ta đã tiếp nhận 6.700 cuộc gọi như vậy, đáp ứng rất tốt yêu cầu về bảo hộ công dân Việt Nam.

Trong năm 2015, Bộ Ngoại giao đã bảo hộ cho 2.655 công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với hoạt động bảo hộ ngư dân Việt Nam, chúng ta đã hỗ trợ 200 tàu và 1.471 ngư dân bị bắt do có thể vi phạm luật lệ, vi phạm khu vực đánh cá ở một số nước ở Đông Nam Á. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài đã hỗ trợ đưa ngư dân về nước, thậm chí giải quyết cho những trường hợp ngư dân ở khu vực rất xa như Micronesia. Bất cứ công dân Việt Nam nào có yêu cầu bảo hộ thì các cơ quan đại diện đều cử người, cử cán bộ đến để hỗ trợ và giải quyết.

Thưa Phó Thủ tướng, năm 2015 được gọi là năm hội nhập khi mà chúng ta bắt đầu thực hiện hoặc ký kết xong nhiều hiệp định hợp tác song phương và đa phương. Xin Phó Thủ tướng đánh giá về sự hỗ trợ của công tác đối ngoại cho người dân và DN hội nhập trong năm vừa qua?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột của ngoại giao, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa.

Ngành ngoại giao luôn đồng hành cùng với DN, với các địa phương trong việc mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với đối tác ở các nước thông qua nhiều diễn đàn về đầu tư, thúc đẩy thương mại. Đơn cử như hỗ trợ Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có những nước ở châu Phi; hoặc mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam…

Năm 2016, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục hoạt động hỗ trợ hội nhập như thế nào?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trước tiên chúng ta phải tăng cường thúc đẩy quan hệ chính trị để tạo cơ sở, tiền để để phát triển kinh tế, thương mại, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài; tích cực vận động nguồn vốn ODA cho Việt Nam; thúc đẩy các nước mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ hai, tích cực hỗ trợ cho các DN tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác bên ngoài.

Thứ ba là tăng cường để tuyên truyền về Cộng đồng ASEAN.

Xin cám ơn Phó Thủ tướng!

Theo chinhphu.vn

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Lan tỏa các tác phẩm thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu và yêu Việt Nam hơn

Lan tỏa các tác phẩm thông tin đối ngoại để bạn bè quốc tế hiểu và yêu Việt Nam hơn

Tối 3/12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Tăng cường hợp tác quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Tăng cường hợp tác quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa 3 quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng ngày 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Phát động cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 11 năm 2024 và phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.Cuộc thi diễn ra từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.

Đọc nhiều

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Phát triển cơ sở dữ liệu hỗ trợ người khuyết tật trong phòng chống thiên tai

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội người khuyết tật TP Hà Nội đã tổ chức buổi Chia sẻ kết quả dự án “Thu thập thông tin, dữ liệu về hộ người khuyết tật (NKT) và cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai có tính tiếp cận với NKT trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc

Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc

Chiều 10/12, tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Hà Nội đã diễn ra chương trình giao lưu "Khán giả trẻ Việt Nam với phim Trung Quốc", với chủ đề "Phim Trung Quốc và Tuần lễ Nghe nhìn Trung Quốc – ASEAN". Đây là hoạt động ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là với thế hệ trẻ.
"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

"Bảo vệ quyền con người là làm cho mỗi người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc"

Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người ngày càng đạt kết quả tốt đẹp.
Đại sứ Hoa Kỳ tìm hiểu về di sản chiến tranh tại Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tìm hiểu về di sản chiến tranh tại Việt Nam

Ngày 10/12 tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper và Đoàn công tác Trường Harvard Kennedy đã có chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Tại đây, ông Knapper tham quan khu vực trưng bày, xem bộ hồ sơ đi B của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân gặp tại nạn trên biển

Ngày 11/12, bệnh xá đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công cho ngư dân Lê Lại bị cuốn bàn tay trái vào máy xay đá, chảy nhiều máu.
Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Quảng Trị - Savannakhet chung tay vì an ninh biên giới và phát triển

Ngày 10/12, tại tỉnh Savannakhet (Lào) diễn ra cuộc hội đàm thường niên công tác biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) năm 2024.
Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Việt Nam tôn trọng, thực thi đầy đủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Hiện nay, với 170 thành viên, UNCLOS đã trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu và là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 20.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Tổng kết chương trình Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
Thăm nhà hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến ở Quảng Châu
Khám phá thành phố Đông Quản - quê hương của đồ chơi và xu hướng thời thượng
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Phiên bản di động