Ngày 23/2: giá vàng trong nước tăng trái ngược với vàng thế giới
Giá vàng trong nước
Mở phiên giao dịch sáng 23/2, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào ở mức 63,15 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 63,75 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch liền trước. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 62,95 – 63,65 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên giá ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước treo ở mức cao - Ảnh minh họa. |
Cuối phiên giao dịch 22/2, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào ở mức 63 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 63,60 triệu đồng/lượng, cùng tăng 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 62,95 – 63,65 triệu đồng/lượng. So với đầu giờ sáng, giá vàng tại DOJI tăng 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng tại DOJI là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 23/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.898,9 USD/ounce, giảm 4,1 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.901,6 USD/ounce, giảm 3,2 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 22/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.903 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.905 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 22/2 cao hơn khoảng 0,4% (8 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 53,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 9,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 22/2.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới tiếp tục treo ở mức cao quanh đỉnh 8 tháng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Ukraine lên cao. Giới đầu tư theo dõi động thái tiếp theo tại khu vực.
Vàng được hỗ trợ bởi sức cầu như một loại tài sản trú bão và các phân tích kỹ thuật theo xu hướng đi lên.
Phân tích kỹ thuật cho thấy, giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Mục tiêu tiếp theo là đỉnh cao 1.922 USD/ounce xác lập hồi tháng 5/2021. Trong khi đó, ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng là 1.850 USD/ounce.
Trái ngược với phần lớn dự báo cho rằng vàng sẽ tăng giá nhờ căng thẳng địa chính trị và lạm phát cao, Ngân hàng UBS lại cho rằng, sức mạnh của vàng chỉ là ngắn hạn và giá vàng sẽ giảm xuống 1.600 USD vào cuối năm.
Vàng được cho là sẽ chịu tác động của các chính sách tiền tệ của các nước, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo UBS, vàng đã tăng đáng kể từ mức 1.800 USD ghi nhận hồi đầu tháng 2 lên mức trên 1.900 USD/ounce như hiện tại.
Vàng tăng gần đây chủ yếu do căng thẳng leo thang ở Ukraine đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng có một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Mỹ và châu Âu đã có những lệnh trừng phạt ban đầu.
Theo UBS, trong tương lai, thị trường vàng dự kiến sẽ quay trở lại tập trung vào các động lực vĩ mô như tỷ giá thực, chính sách của FED cũng như triển vọng tăng trưởng. Giá vàng sẽ giảm xuống 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay
Ngày 16/2: giá vàng trong nước đồng loạt giảm Sáng 16/2, giá vàng trong nước đồng loạt giảm, mất mốc 63 triệu đồng/lượng. Cùng lúc đó, giá vàng thế giới cũng tăng chậm so với phiên liền trước nhưng vẫn còn ở mức khá cao sau diễn biến mới xảy ra khi Nga công bố rút một phần quân khỏi vùng biên giới giáp Ukraine. |
Ngày 15/2: giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng mạnh Sáng 15/2, giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục tăng mạnh. Căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực trên thế giới tiếp tục leo thang là nguyên nhân chính đẩy giá mặt hàng kim loại quý này tiếp tục ‘đi lên’. |