Ngày 20/1: Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt đảo chiều tăng nhanh
Đông Phong 20/01/2022 11:18 | Tài chính - Ngân hàng
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/1, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 61,30 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 61,90 triệu đồng/lượng, cùng tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 61,25 – 61,85 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch ngày 19/1, giá vàng tại DOJI tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
![]() |
Giá vàng trong nước tăng - Ảnh minh họa. |
Cuối phiên giao dịch 19/1, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 61,15 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 61,75 triệu đồng/lượng, cùng tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với đầu giờ sáng. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 61,05 – 61,65 triệu đồng/lượng. So với đầu giờ sáng, giá vàng tại DOJI giữ nguyên giá ở cả 2 chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC đang là 600.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Đến 9h ngày 20/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới hôm nay giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.841,7 USD/ounce, tăng 22,7 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2 trên sàn Comex New York ở mức 1.842,3 USD/ounce, tăng 22,3 USD/ounce so với đêm qua.
Đêm 19/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.819 USD/ounce. Vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York ở mức 1.820 USD/ounce. Giá vàng thế giới đêm 18/1 thấp hơn khoảng 4,0% (75 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 10,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 18/1.
Các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới tăng trở lại trong bối cảnh lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu và nhu cầu đối với vàng vật chất tăng ở nhiều thị trường chủ chốt.
Phòng Thống kê Quốc gia Anh cho biết, lạm phát tại nước này trong thagns 12 lên mức 5,4%, cao hơn ước tính 5,2% của các nhà kinh tế và là mức cao nhất trong gần 30 năm khi mà chi phí năng lượng tăng, nhu cầu tăng vọt và các vấn đề của chuỗi cung ứng tiếp tục đẩy tăng giá cả tiêu dùng.
Số liệu cho thấy, giá cả hàng hóa tăng trên diện rộng, sang cả các lĩnh vực như thực phẩm, giải khát, nhà hàng, khách sạn, quần áo, giày dép…, chứ không còn gói gọn trong giá năng lượng.
Bên cạnh đó, chi phí vận tải và nhiên liệu cũng tăng mạnh. Trong tháng 12, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Lạm phát đang trở thành vấn đề mà giới đầu tư quan tâm hàng đầu. Nó là yếu tố kéo dòng tiền trở lại với vàng và khiến mặt hàng kim loại này tăng nhanh, bất chấp đồng USD cũng tăng trở lại.
Lạm phát tại Mỹ cũng ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã không còn nhắc tới chữ “tạm thời” khi nhắc tới vấn đề này.
Vàng tăng còn do nhu cầu đối với mặt hàng này ở thị trường tiêu thụ hàng đầu - Ấn Độ - được duy trì ở mức cao. Theo Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu tiêu thụ vàng trong quý IV tại Án Độ tăng mạnh do có nhiều lễ hội và đây là thời điểm mùa cưới.
Mặc dù được hỗ trợ bởi lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu nhưng vàng cũng chịu áp lực từ một đồng USD tăng giá và lợi tức trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất trong 2 năm qua. Nó đã kìm hãm đà tăng của vàng.
Giới đầu tư hiện chờ tín hiệu từ cuộc họp chính sách của FED, diễn ra trong hai ngày 25-26/1 sau khi NHTW Mỹ hàm ý có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 để kìm lạm phát.



Truyền hình
Đáng chú ý
Khánh thành Trung tâm Hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ tại Học viện Ngoại giao

Bài viết mới
Ngày 24/5: Vàng SJC giữ vững đà tăng giá

Sáng 23/5: giá vàng trong nước giảm, ngược chiều với thế giới

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.