Giá vàng tuần tới sẽ ra sao?
Giá vàng trong nước
Tuần qua, vàng trong nước được điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM chốt tuần giao dịch ở mức 60,60 - 61,40 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm tuần trước.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội khép lại tuần giao dịch tại mức 60,60 - 61,35 triệu đồng/lượng. Tính chung cả tuần tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Khó để có thể tăng giá vàng khi các đợt phục hồi đang gặp phải áp lực bán mới - Ảnh minh họa. |
Giá vàng thế giới
Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 7,3 USD lên 1.782,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1/2022 trên sàn Comex New York tăng hơn 6 USD lên 1.781,9 USD/ounce.
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/12 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11/2021 tăng lên tới 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982.
Lạm phát tăng mạnh trên 5% liên tục trong nửa năm qua. CPI trong tháng 11 cao hơn 0,8% so với tháng 10 vốn đã tăng 0,9% so với tháng trước đó.
Mức lạm phát phản ánh giá cả một loạt mặt hàng tăng mạnh khi kinh tế Mỹ đang dần phục hồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong tháng trước, giá thực phẩm tại Mỹ đã tăng 4,9%, giá xăng tăng 6,1% trong khi giá xe hơi tăng hơn 11%.
Sam Bullard, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc Wells Fargo cho rằng với việc thiếu hụt nguồn cung từ nay cho tới năm sau trong khi giá cả các dịch vụ tiếp tục tăng, lạm phát sẽ còn tồi tệ hơn trước khi tốt lên.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ được công bố sau thông tin từ tuần trước về việc tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm 4,2% trong tháng 11, mức thấp nhất trong vòng 21 tháng.
Nhiều dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đẩy nhanh tiến độ thắt chặt tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền mặt cung ứng ra thị trường sẽ giảm. Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản có thể tăng vào giữa năm 2022. Khi đó, USD sẽ tăng giá tạo áp lực giá vàng đi xuống.
Nhiều tổ chức cho rằng, rất khó để có thể tăng giá vàng khi các đợt phục hồi đang gặp phải áp lực bán mới trong đó có một đồng USD tăng giá. Nhiều người đang đặt cược vào khả năng FED sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng USD mạnh lên sẽ làm vàng mất giá.
Các chuyên gia nhận định giá vàng sẽ dao động trong phạm vi 1.770 - 1.810 USD/ounce do các nhà đầu tư lo lắng về chính sách của FED, những bất ổn xung quanh sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể làm hoãn chu kỳ tăng lãi suất.
Nhà phân tích Kyle Rodda của IG Markets cho biết: “Vàng sẽ từ từ giảm giá do triển vọng chính sách siết chặt hơn và nếu CPI tăng nóng hơn dự kiến, điều đó sẽ dẫn đến việc FED quyết liệt hơn trong nỗ lực giảm tỷ lệ lạm phát”.
Giá vàng trong nước quay đầu tăng trở lại Sáng 11/12, giá vàng trong nước đồng loạt được các thương hiệu điều chỉnh ‘đi lên’. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục giảm do sức ép từ đồng USD tăng giá và tâm lý nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát ở Mỹ sắp được công bố. |
Giá vàng thế giới bước vào chu kỳ tăng mới Sáng 10/12, giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh sự xuất hiện của biến thể Omicron giữa lúc tỷ lệ lạm phát tăng nhanh ở nhiều nước đang tạo sức ép khiến cho đà phục hồi của nền kinh tế. |
Giá vàng trong nước rời ngưỡng 61 triệu đồng/lượng Sáng 9/12, giá vàng trong nước tiếp tục giảm, tụt khỏi ngưỡng kháng cự 61 triệu đồng/lượng. Cùng với đó, giá vàng thế giới biến động khó lường, lúc tăng mạnh trở lại lên ngưỡng 1.790 USD/ounce rồi lại tụt giảm nhanh chóng. |