Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị phần cho vay?
Ảnh minh họa |
Tổng hợp từ báo cáo tài chính riêng lẻ quý III/2024 của 28 ngân hàng thương mại cho thấy, tổng lượng vốn cho vay khách hàng của các ngân hàng tính đến 30/9/2024 đạt 11,095 triệu tỷ đồng, tăng 11,53% so với cuối năm 2023.
Các ngân hàng thương mại quốc doanh gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank tiếp tục giữ vững các vị trí đầu bảng về cho vay khách hàng. Riêng Agribank chưa công bố báo cáo tài chính.
Theo đó, BIDV là ngân hàng dẫn đầu với số dư nợ cho vay tại thời điểm 30/9 lên đến 1,914 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm ngoái và chiếm tỷ trọng cho vay tới 17% trong số 28 nhà băng được thống kê trong bài.
VietinBank đứng thứ hai với dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,592 triệu tỷ đồng, tăng 9,04% so với cuối năm ngoái và chiếm thị phần cho vay 14,36%.
Trong khi đó, Vietcombank đứng thứ ba về lượng vốn cung ứng ra thị trường, đạt 1,387 triệu tỷ đồng, tăng 10,23% so với cuối năm ngoái và chiếm thị phần cho vay 13%.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân, MBBank dẫn đầu với dư nợ cho vay đạt 664.451 tỷ đồng, tăng 14,98% so với cuối năm ngoái, chiếm tỷ trọng thị phần cho vay 5,99%.
Techcombank cho vay 600.807 tỷ đồng, tăng mạnh 19,68% so với cuối năm ngoái, chiếm 5,41% thị phần cho vay.
VPBank cho vay 565.557 tỷ đồng, tăng 13,93% so với cuối năm ngoái, chiếm 5,1% thị phần cho vay.
Các vị trí tiếp theo gồm ACB cho vay 545.333 tỷ đồng, tăng 13,31% so với cuối năm ngoái, chiếm 4,91% thị phần. Sacombank cho vay 513.690 tỷ đồng, tăng 8,87% so với cuối năm ngoái, chiếm 4,63% thị phần. SHB cho vay 467.468 tỷ đồng, tăng 10,07% so với cuối năm ngoái và chiếm 4,21% thị phần. HDBank với 381.463 tỷ đồng dư nợ cho vay tính đến 30/9, tăng mạnh 16,54% so với cuối năm ngoái, chiếm 3% thị phần cho vay.
Ở chiều ngược lại, Saigonbank là ngân hàng có dư nợ cho vay thấp nhất hệ thống với chỉ 19.967 tỷ đồng dư nợ tính đến 30/9, tăng nhẹ 2,20%.
Ngoài ra, các ngân hàng có dư nợ cho vay dưới 100.000 tỷ đồng gồm: ABBank (98.767 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,67%); VietBank (91.953 tỷ đồng, tăng 13,87%); Viet A Bank (77.267 tỷ đồng, tăng 11,89%); NCB (64.380 tỷ đồng, tăng 16,33%); BVBank (64.080 tỷ đồng, tăng 10,93%); Kienlongbank (59.275 tỷ đồng, tăng 14,47%); Baovietbank (46.381 tỷ đồng, tăng 12,03%) và PGBank (36.891 tỷ đồng, tăng 4,40%).
Dẫn đầu về mức tăng trưởng tín dụng 3 quý đầu năm là Techcombank (19,68%), HDBank (16,54%), NCB (16,33%), LPBank (16,10%), Nam A Bank (15,8%), MSB (15,29%), MB (14,98%), Kienlongbank (14,47%) và TPBank (14,35%).
Mới đây, NHNN cũng cho biết tính đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,4%). Như vậy, so với mục tiêu tăng trưởng 15%, các ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa cấp vốn trong 2 tháng cuối năm.
Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN đã ổn định lãi suất điều hành và chỉ đạo ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, chuyển đổi số mạnh mẽ, công khai lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân tiếp cận.
Theo đó, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản cho vay mới và cũ tiếp tục giảm mạnh, lãi suất cho vay bình quân năm 2023 giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022; đến ngày 20/10/2024 tiếp tục giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói gì về việc thành lập sàn vàng? Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước. |
Chưa thể bỏ “room” tín dụng Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, xét trong bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa thể bỏ cách thức điều hành theo hạn mức tín dụng. |