Nét đẹp gia đình nhiều thế hệ
Hạnh phúc gia đình theo quan điểm Phật giáo Chung thủy và biết nhường nhịn, cảm thông và biết tha thứ cho nhau là bí quyết dẫn đến hạnh phúc gia đình dài lâu. Thành thật là một đức tính tốt đẹp luôn giúp vợ chồng biết thương yêu, tin tưởng lẫn nhau. Chồng không gian dối vợ, vợ luôn trung thực, thật thà với chồng nên không có sự nghi ngờ. |
Cùng dựng xây gia đình hạnh phúc Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là một dự án thuộc Ðề án 279 “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020” của Chính phủ. Với thực tế xã hội hiện đại, một số giá trị truyền thống thay đổi thì việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, là “tế bào khỏe mạnh” của xã hội càng trở nên cần thiết. Tại Ðiện Biên, công tác này gặp phải không ít khó khăn đặc thù, nhưng đã thu được nhiều kết quả tích cực. |
Nếu như gia đình nhiều thế hệ là hình mẫu lý tưởng của thời xưa thì thời nay, mô hình gia đình hạt nhân (hai thế hệ chung sống) lại đang là xu thế. Dẫu vậy, trong đời sống hiện đại vẫn tồn tại không ít những gia đình nhiều thế hệ. Tuy có những mâu thuẫn nảy sinh do khác biệt thế hệ, nhưng không thể phủ nhận những giá trị tinh thần và giáo dục mà gia đình nhiều thế hệ mang lại.
Lưu giữ giá trị truyền thống
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Thai ở thôn Kim Đới, xã Chí Minh (Tứ Kỳ) hiện có 4 thế hệ cùng sinh sống. Hai vợ chồng ông đang chăm sóc, phụng dưỡng mẹ già năm nay 91 tuổi và sống cùng gia đình con trai đã có hai cháu. Con dâu ông hiện làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài. Hiểu và thông cảm cho đặc thù công việc của con nên ông bà chủ động đỡ đần việc chăm sóc, dạy bảo hai cháu để các con yên tâm công tác. Kết thúc mỗi ngày làm việc, con dâu của ông bà lại trở về vai trò của người con đảm đang, hiếu thảo, chăm lo cho bố mẹ, dạy bảo con cái, làm điểm tựa để chồng yên tâm công tác xa nhà.
Vào mỗi dịp lễ, Tết khi gia đình sum vầy đông đủ, hay trong mỗi bữa ăn, ông bà thường kể lại cho con cháu về những chuyện xưa, những bài học, nét đẹp trong văn hóa ứng xử, để con cháu thấm nhuần đạo lý. “Gia đình tôi luôn quan tâm dạy con cháu ứng xử lễ phép, có đạo hiếu với ông bà, cha mẹ. Trong gia đình luôn đối xử công bằng, không phân biệt giữa con ruột hay con dâu, mọi việc lớn nhỏ, những khúc mắc luôn được đưa ra giải quyết một cách khéo léo, ý kiến của mọi thành viên đều được tôn trọng. Đó chính là yếu tố giúp gia đình tôi luôn hạnh phúc”, ông Thai chia sẻ.
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Đường ở xã Nam Trung (Nam Sách) đang sống cùng con trai cả và hai cháu nội. Nói về gia đình mình, ông Đường rất tự hào vì cả nhà chưa bao giờ phải "to tiếng", con dâu cũng như con đẻ luôn yêu thương và kính trọng ông bà. Vợ chồng ông Đường cũng luôn chia sẻ, hỗ trợ các con khi khó khăn và cùng chăm lo, dạy bảo các cháu. Nay đã ở tuổi 70, không tránh khỏi đau ốm, bệnh tật nhưng ông bà đều thấy mãn nguyện vì sự chăm lo chu đáo của các con.
Khi tôi hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc sống gia đình, ông Đường với vẻ mặt xúc động kể cho tôi nghe về vụ tai nạn năm 2015 khiến ông phải nằm viện điều trị gần một tháng. Khi đó, con trai cả của ông làm xa nhà, con dâu bỏ công việc, túc trực chăm sóc 24/24 giờ ở viện cho tới khi ông khỏe lại. "Nhiều người ở cùng phòng bệnh khi đó thấy con dâu tôi chăm sóc chu đáo, tận tình mà luôn tỏ ra vui vẻ, họ có hỏi thì cháu nói là con gái ruột của tôi. Nên sau này, khi tôi khỏe mạnh và nói sự thật với mọi người đó là con dâu thì họ thật sự trân trọng và quý mến, đồng thời cũng tỏ ra ngưỡng mộ với cái phúc mà gia đình tôi có được", ông Đường kể.
Không chỉ xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc, ông Đường còn truyền dạy cho hai cháu nội về môn nghệ thuật ca trù. Đến nay, hai cháu của ông tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã nhanh chóng lĩnh hội được kỹ năng cơ bản của ca trù và đã có thể biểu diễn được vài tiết mục, trở thành niềm tự hào để ông khoe với các hội viên trong câu lạc bộ ca trù của mình.
Ông Nguyễn Văn Đường dạy hai cháu hát ca trù |
Giữ cân bằng để hạnh phúc
Để giữ được hạnh phúc, yên ấm trong gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, thì giữa các thành viên cần hướng về nhau để có thể thấu hiểu và chia sẻ.
Với 4 thế hệ cùng chung sống trong một gia đình, ông Hoàng Phi Thường ở TP Hải Dương luôn gương mẫu trong cách ứng xử với các thành viên. Khi thấy con cái có lỗi, ông luôn chỉ bảo nhẹ nhàng và phân tích để các con hiểu, chứ không hề tỏ ra cáu gắt, nặng lời. Với mẹ già năm nay đã 88 tuổi, vợ chồng ông luôn chăm sóc tận tình. Tự hào là đến nay, 5 người con của ông đều trưởng thành, người thì thành đạt và xây dựng gia đình hạnh phúc, người học tập tốt, ngoan ngoãn.
Với vẻ mãn nguyện, ông Thường trao đổi về "bí quyết" trong việc duy trì đời sống văn hóa của gia đình "tứ đại đồng đường" rằng: "Dù ở chung hay riêng thì việc gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong đại gia đình vẫn luôn phải được coi trọng. Bản thân tôi luôn cố gắng tiếp cận những thông tin mới để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của con cái, từ đó tìm được hướng giáo dục hiệu quả nhất... Vợ chồng tôi cũng là cầu nối, chuyển giao giữa thế hệ bố mẹ tôi và con cháu. Muốn con cháu được giáo dục tốt thì trước tiên bản thân bố mẹ phải trở thành tấm gương sáng để chúng noi theo học tập".
Ngày nay, gia đình hạt nhân đang lên ngôi với những ưu điểm như dễ thống nhất ý kiến, hành động, yếu tố tự do cá nhân, tính dân chủ được tôn trọng... Tuy nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những bất cập trong việc hình thành những giá trị văn hóa mới, trong khi không ít những giá trị gia đình truyền thống đến nay không còn phù hợp.
Gia đình nhiều thế hệ một thời giữ vai trò cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là hạt nhân gìn giữ bản sắc văn hóa và những giá trị nhân văn. Đó là những giá trị nền tảng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Bấy lâu nay, trong suy nghĩ của khá nhiều người cho rằng mô hình nhiều thế hệ là lạc hậu, không còn phù hợp và coi mô hình hạt nhân là văn minh tiến bộ. Thực tế đời sống xã hội cho thấy suy nghĩ đó chưa hẳn đúng. Vấn đề là trong xây dựng những giá trị văn hóa cho gia đình hiện nay, chúng ta có biết kế thừa và phát triển hay không.
Lễ Cúng dòng họ của người Mông Sơn La Theo truyền thống, đồng bào dân tộc Mông rất coi trọng dòng họ. Người Mông quan niệm, người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, luôn giúp đỡ, cưu mang nhau. Từ đó, hình thành lễ cúng dòng họ. |
“Khiên chắn” ngăn bạo lực gia đình Có những ngày nghe tin chồng của nạn nhân đi làm xa về mà chị Lò Thị Phấn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Minh An huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và những người cùng làm trong tổ phản ứng nhanh đã lo lắng cả đêm để nếu thấy có động tĩnh gì còn chạy đến giải quyết kịp thời. |