Nên duy trì hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Tăng giá xăng 1 lần, Petrolimex lãi gần 1.300 tỷ trong quý I Chuyên gia: Điện xăng cùng tăng chắc chắn tác động tới giá bất động sản Cử tri kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội vấn đề giá xăng, điện tăng |
Cụ thể, trong văn bản kiến nghị gửi Chính phủ, VINPA cho rằng bản chất của việc trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng/lít về bản chất là người dân đang phải ứng trước cho quỹ. Điều này khiến "người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi" - VINPA nhấn mạnh.
Mặt khác, VINPA nhận định: Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu. Vì thế, hiệp hội này kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường và giá trong nước diễn biến theo xu hướng giá thế giới.
Theo VINPA, khi bỏ Quỹ bình ổn giá, tính minh bạch công khai trong điều hành giá sẽ tốt hơn, tạo cơ hội bình đẳng trong hệ thống doanh nghiệp (DN) đầu mối.
Nhiều DN sụt giảm lợi nhuận vì nhà điều hành trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu. Ảnh minh hoạ. |
Trên thực tế, từ quý IV/2018 và những tháng đầu năm 2019, nhà điều hành đã xả mạnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Riêng năm 2018, cơ quan quản lý đã trích 1.600 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn để "kìm" giá xăng.
Việc nhà điều hành liên tục trích Quỹ bình ổn ở mức cao khiến các doanh nghiệp càng bán càng lỗ, giảm lợi nhuận. Ví dụ như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã bị âm hơn 320 tỷ đồng, PVOil âm gần 670 tỷ đồng ở thời điểm trước 2/5.
Việc sử dụng Quỹ bình ổn hiện nay bị nhiều doanh nghiệp đánh giá là bất hợp lý. Thậm chí, cựu Chủ tịch Petrolimex, ông Bùi Ngọc Bảo, còn bày tỏ lo ngại rằng quỹ đang bị "lạm chi".
Nghị định 83/2014 điều hành xăng dầu quy định: Mỗi lít xăng nhập về, DN phải trích 300 đồng lợi nhuận định mức và phải gửi vào một tài khoản cố định. Khoản lãi sẽ nhập vào gốc, DN hoàn toàn không được động vào số tiền này. Khi quỹ âm thì DN phải vay ngân hàng lãi suất 7-8% mỗi năm hoặc bỏ vốn tự có bù vào. Đây được cho là rủi ro lớn đối với các DN.
Riêng năm 2018, cơ quan quản lý đã trích 1.600 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn để "kìm" giá xăng. Ảnh minh hoạ. |
Theo Nghị định 83, nếu điều hành xăng dầu làm cho Quỹ bình ổn giá dương thông qua duy trì trích lập quỹ, quỹ được tăng thêm phần lãi suất thì bản thân người tiêu dùng cũng phải mua xăng đắt thêm so với thực tế (hiện là 300 đồng/lít). Còn nếu Quỹ BOG bị âm thì việc chi sử dụng quỹ sẽ phải gánh thêm phần lãi suất. Xét cho cùng, phần này cũng sẽ bị tính vào giá xăng.
Trong khi đó, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, nếu không có Quỹ bình ổn giá, thời gian qua giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã tăng rất mạnh.
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương tái khẳng định quan điểm điều hành xăng dầu theo kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước không bỏ đồng ngân sách nào vào can thiệp điều hành mặt hàng này.
"Giá thành phẩm xăng dầu thế giới tăng cao, nếu không dùng Quỹ bình ổn, giá bán lẻ trong nước đã tăng cao hơn nhiều và tác động tới lạm phát kỳ vọng, ảnh hưởng tới quản lý điều hành kinh tế vĩ mô", Thứ trưởng Công Thương cho hay.
Cử tri kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội vấn đề giá xăng, điện tăng Các cử tri kiến nghị về vấn đề thủ tục hành chính, mạng lưới hạ tầng giao thông của vùng còn hạn chế; thách thức ... |
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 5.000 tỷ đồng TĐO - Theo thống kê của Bộ Tài chính, đến hết quý III/2017, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) còn dư 5.222,545 tỷ đồng. |
Còn dư gần 4.000 tỷ đồng quỹ bình ổn giá xăng dầu TĐO - Ngày 24/8, Bộ Tài chính cho biết, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu Quý II/2017 (đến hết ngày 30/6/2017) là 3.975,665 ... |