"Năng suất lao động Việt Nam không thấp hơn Campuchia, Lào"
Tăng năng suất lao động hướng tới phát triển kinh tế bền vững Sáng 26/7, nhiều đại biểu đã thể hiện sự quan tâm về giải pháp để phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tăng năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội. |
WB: Nâng cao giáo dục đại học sẽ giúp Việt nam tăng năng suất lao động Theo Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB), giáo dục phổ thông và giáo dục sau Đại học là điểm yếu của Việt Nam trong đào tạo nhân lực, việc đổi mới hệ thống giáo dục này sẽ là chìa khóa để nâng cao năng suất và giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035. |
Ảnh: quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, quan tâm đến vấn đề năng suất lao động, đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) đặt câu hỏi: Người Việt Nam thông minh và chịu khó nhưng làm thế nào để năng suất lao động của người Việt Nam phát triển và thoát khỏi vùng chuẩn của khu vực ASEAN và ngang bằng các nước trên thế giới?.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, có nhiều nguyên nhân năng suất lao động Việt Nam, nhưng có 2 vấn đề chính là yếu tố vốn và kỹ năng, trình độ người lao động.
Thừa nhận thời gian vừa qua năng suất lao động của Việt Nam thấp, song Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: "Không đồng tình với một số người nói năng suất lao động Việt Nam thấp hơn một số nước bên cạnh chúng ta như Campuchia, Lào".
Bộ trưởng phân tích, lực lượng lao động Việt Nam đang phân bố khu vực nông nghiệp rất cao, làm ra sản phẩm nhiều nhưng giá trị thương mại thì thấp. Hơn nữa, quy mô lao động Việt Nam rất lớn, do đó cũng một công việc ấy đáng lẽ một người làm nhưng san sẻ 2-4 người làm nên tỷ lệ thất nghiệp không cao.
Để nâng cao năng suất lao động, Bộ trưởng cho biết giải pháp thời gian tới là cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, hạn chế sử dụng các ngành nghề, lĩnh vực thâm dụng lao động.
Phát biểu tranh luận tại hội trường về vấn đề năng suất lao động, đại biểu Bế Trung Anh (đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) bổ sung, năng suất lao động thấp còn do một nguyên nhân nữa là do tính chịu trách nhiệm cá nhân còn thấp. Thay vì một cá nhân chịu trách nhiệm về việc đó thì chúng ta sẽ tổ chức cuộc họp. Vì vậy, đại biểu Bế Trung Anh cho rằng, năng suất lao động của nước ta chỉ bằng 1/10 số lượng người tham gia cuộc họp đó.
Do đó, khi nhìn nhận nguyên nhân còn thiếu từ quy trình, thủ tục giải quyết công việc thì chúng ta triệt tiêu ngay giải pháp phối hợp với các bộ, ngành khác để có giải pháp tốt hơn trong việc nâng cao năng suất lao động.
Băn khoăn về nguồn nhân lực chất lượng cao
Liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) nêu vấn đề: Bao giờ chất lượng nguồn nhân lực mới mới tiệm cận được với các nước trong khu vực?
Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 theo Quyết định 176 của Thủ tướng Chính phủ, thị trường lao động Việt Nam bước đầu đã có cải thiện, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực đất nước vẫn ở vị trí thấp với nhiều nước trong khu vực.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thị trường lao động hiện có quy mô ở độ tuổi từ 15 trở lên là 55 triệu người. Cho đến quý 1/2023, số người tham gia thị trường lao động của chúng ta là 51,4 triệu người.
Trong thị trường lao động này, nếu nhìn cả quá trình, thị trường lao động Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã có bước hình thành và phát triển tương đối nhanh chóng cả về quy mô, chất lượng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, kỹ năng của lực lượng lao động còn thấp, số lao động qua đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau trên 70%, nhưng số có bằng cấp, chứng chỉ chỉ đạt hơn 26% (tính đến quý 1/2023).
"Nếu nhìn lại thực tế lao động có bằng cấp, chứng chỉ của chúng ta không phải quá thấp, nhưng đúng là thấp so với các nước phát triển, đây là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là trong thị trường lao động của chúng ta, cơ cấu về lực lượng lao động không cân đối, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động kỹ năng thấp hơn. Vấn đề này cần điều chỉnh trong thời gian tới", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu thực tế.
Bộ trưởng cho biết, trong thực tiễn, khi các nhà đầu tư đến Việt Nam, bao giờ họ cũng đặt hai vấn đề thứ nhất hạ tầng như thế nào, thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao có đáp ứng được hay không. Hạ tầng thì cả quá trình phát triển nhưng điều băn khoăn của các nhà đầu tư hiện nay thường là chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là những ngành nghề ưu tiên, mà gần đây chúng ta đang rất thiếu hụt.
Về giải pháp, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, thời gian qua sau khi có Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06 về phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, đồng bộ, hiệu quả và bền vững, tiến tới đưa thị trường lao động Việt Nam có thể hội nhập xu thế chung. Bộ trưởng nêu rõ, trong Nghị quyết này đã nêu 9 nhóm giải pháp căn bản từ việc tuyên truyền, nhận thức, xây dựng chính sách đến việc triển khai tổ chức thực hiện…
Việt Nam - Campuchia hợp tác về lao động, đào tạo nghề Ngày 5/4, tại Hà Nội, Hội nghị Bộ trưởng Lao động Việt Nam - Campuchia được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Việt Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia trong lĩnh vực lao động và đào tạo nghề. |
Trước áp lực AI: Doanh nghiệp ưu tiên "tăng năng suất lao động" thay vì "giảm số lượng" Theo khảo sát của Microsoft, giữa những lo ngại về AI giành mất công việc của con người, tỷ lệ lựa chọn các lãnh đạo doanh nghiệp dành cho "tăng năng suất lao động của nhân viên" vẫn cao gấp đôi "giảm số lượng lao động"... |