Nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Báo chí góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa Công tác truyền thông báo chí tốt sẽ giúp cho các chủ trương, các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về rác thải nhựa lan tỏa đến cộng đồng xã hội một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, từ đó nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường biển nói chung và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng. |
Giúp người lao động tại Gia Lai hạn chế rủi ro khi tìm việc làm Mới đây, tỉnh Gia Lai có 9 lao động là thanh niên người dân tộc thiểu số bị lừa đảo khi tìm việc. Để ngăn chặn tình trạng bị lừa đảo khi tìm việc, đặc biệt là đối với lao động người dân tộc thiểu số, tỉnh Gia Lai đã tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người dân có nghề nghiệp và cuộc sống ổn định trên chính quê hương mình. |
Dự án “Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai” giai đoạn 2 (7/2019 – 6/2022) đã và đang triển khai hoạt động đánh giá rủi ro, hiểm họa của các loại thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng của cộng đồng để đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp và lập kế hoạch quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cấp khóm/ấp và phường/xã.
Bà Mai Thị Thanh Nhàn – Trưởng phòng phát triển Chương trình, đại diện của AFV/Action Aid phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Hạnh Trần). |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Mai Thị Thanh Nhàn – Trưởng phòng phát triển Chương trình, đại diện của AFV/Action Aid cho biết: Mục tiêu của Dự án là các cộng đồng dễ bị tổn thương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng ứng phó tốt hơn với các mối nguy hại môi trường khó lường. Từ đó, trang bị kiến thức và kỹ năng cho các đội xung kích cấp thôn, xã về phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và các công cụ đánh giá tính dễ bị tổn thương; đánh giá các rủi ro hiểm họa của các loại hình thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó thiên tai tại các xã dự án; đồng thời, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tại dựa vào cộng đồng dựa trên kết quả đánh giá và thống nhất kế hoạch hành động.
Để vận động thể chế hóa và nhân rộng việc lồng ghép này ở các địa phương và toàn quốc, Tổng cục Phòng chống thiên tai và Action Aid đã huy động nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng tài liệu hướng dẫn lồng ghép nội dung quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quang cảnh buổi Hội thảo (Ảnh: Hạnh Trần). |
Tại Hội thảo, đại diện từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính cùng đại diện các Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước đã thảo luận, góp ý về những mục tiêu, phương pháp, quy trình lồng ghép nội dung quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là Hội thảo đầu tiên trong chuỗi 3 Hội thảo cấp vùng để các bên liên quan tham gia góp ý để đánh giá tính khả thi áp dụng, góp phần hiệu quả vào công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương.
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng, chống thiên tai cho biết: Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai được ban hành, mục tiêu cuối cùng của các văn bản pháp lý này là nhằm định hướng và hỗ trợ các địa phương đạt được phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống thiên tai nói chung và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng nói riêng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
“Hoạt động lồng ghép nội dung Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương được kỳ vọng sẽ mang lại những tác động tích vực và bền vững cho cộng đồng, nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai và xây dựng cuộc sống an toàn hơn”, bà Đoàn Thị Tuyết Nga nhấn mạnh.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cùng với vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất và các điều kiện tự nhiên khác, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự báo, cảnh báo liên quan đến biến đổi khí hậu là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng người dân. Biến đổi khí hậu tiếp tục làm gia tăng tần suất và cường độ của các loại thiên tai gây ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt làm gián đoạn sản xuất và các dịch vụ quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của hàng triệu người, đặc biệt là nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương, làm suy giảm sức chống chịu của toàn xã hội. |