Năm xu hướng phát triển bền vững trong năm 2024
Em nhỏ làm mát dưới thác nước ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Dưới đây là 5 xu hướng sẽ định hình cách tiếp cận đối với phát triển bền vững trong những năm tới.
1. Sự nổi lên của công nghệ tài chính về khí hậu
Công nghệ tài chính về khí hậu kết hợp giữa công nghệ tài chính và các nguyên tắc phát triển bền vững, tạo ra dòng vốn thiết yếu cho quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn.
Sự xuất hiện của công nghệ tài chính về khí hậu sẽ dẫn vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo, thu giữ carbon, và sự phát triển bền vững về môi trường và xã hội.
Các công ty về công nghệ tài chính về khí hậu đang mang lại nhiều cơ hội đầu tư thân thiện với môi trường như trái phiếu xanh, các quỹ đầu tư có trách nhiệm và việc hỗ trợ tài chính cho các dự án cắt giảm khí thải carbon.
Sức hấp dẫn của công nghệ tài chính về khí hậu nằm ở khả năng biến những nhận thức về môi trường thành các lợi ích kinh tế, và lĩnh vực này đang có được những động lực, nhờ sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và các chính phủ thông qua các sáng kiến và các chính sách.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm đang ngày càng nhận thấy tiềm năng lớn của các công ty công nghệ tài chính nhưng cũng đưa ra chỉ dẫn mang tính chiến lược để các startup nâng tầm ảnh hưởng và phạm vi hoạt động với tốc độ nhanh hơn.
Thêm vào đó, các công ty trong lĩnh vực này đang kết hợp giữa dữ liệu lớn và AI, những công nghệ đang cải thiện khả năng đánh giá rủi ro liên quan đến khí hậu, mở đường cho các chiến lược đầu tư mạnh mẽ hơn và thức thời hơn.
2. AI vì sự phát triển bền vững
AI là một công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để giải quyết các thách thức đối với phát triển bền vững.
Trong năm 2024, ứng dụng AI cho sự phát triển bền vững được dự báo sẽ gia tăng đáng kể. AI có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, những điều có thể cùng góp phần giảm mạnh những tác động đến môi trường.
Các khả năng của AI đang được sử dụng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, với các mô hình học máy góp phần dự đoán các mối đe dọa và quản lý các khu vực bảo tồn. AI cũng góp phần phân tích dữ liệu lớn cho khoa học môi trường, nhờ đó nâng cao hiểu biết của con người về các hệ sinh thái và tác động của biến đổi khí hậu.
Khi xu hướng này tiếp tục, một lĩnh vực cụ thể mà AI được cho là sẽ làm đơn giản hóa các mô hình là quản lý dữ liệu về ESG.
Khi yêu cầu công bố thông tin về các tác động đến môi trường gia tăng, các doanh nghiệp đối mặt với nhiệm vụ thu thập và phân tích khối lượng lớn dữ liệu về ESG. Phần mềm quản lý dữ liệu dựa trên AI có thể đồng bộ quá trình này, đảm bảo sự chính xác, hiệu quả và tính tuân thủ.
3. Đẩy nhanh công bố các thông tin về môi trường
Bước sang năm 2024, yêu cầu đẩy nhanh việc công bố các thông tin về môi trường, đặc biệt là liên quan đến Chỉ thị về báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (CSRD) tại Liên minh châu Âu và của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tại Mỹ (SEC), là khó tránh khỏi.
CSRD mở rộng phạm vi mà doanh nghiệp buộc phải công bố thông tin về phát triển bền vững. Thêm hàng nghìn doanh nghiệp ở châu Âu sẽ buộc phải công bố thông tin chi tiết về việc các hoạt động của họ ảnh hưởng ra sao đến môi trường, các vấn đề xã hội và cách thức quản lý các rủi ro liên quan và các cơ hội, từ đó xem xét lại các chiến lược về môi trường.
Tương tự, các quy định do SEC đề xuất về việc công bố các thông tin liên quan đến môi trường được cho là sẽ thúc đẩy sự giải trình và khuyến khích các hoạt động kinh doanh bền vững.
Các quy định này cho thấy sự thay đổi cách thức từ việc công bố tự nguyện và thường là không nhất quán trở thành yêu cầu bắt buộc và được chuẩn hóa.
Các công ty cần chuẩn bị cho việc thu thập, quản lý và báo cáo dữ liệu về các khía cạnh liên quan đến phát triển bền vững, với việc tăng cường sử dụng việc quản lý dữ liệu về ESG (môi trường, xã hội và quản trị) cũng như các công cụ và các dịch vụ báo cáo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định trên.
4. Đánh giá lượng phát thải phạm vi 3
Khói thải bốc lên từ nhà máy năng lượng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN |
Phát thải phạm vi 3, phát thải không trực tiếp trong chuỗi giá trị của một doanh nghiệp, thường là nguồn khí thải lớn nhất.
Không như phát thải phạm vi 1 và 2 vốn do doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp, phát thải phạm vi 3 bao gồm thất cả lượng khí thải không trực tiếp từ các hoạt động như đi lại vì mục đích công việc, thu mua, xả rác, hay sử dụng các sản phẩm đã bán.
Trong năm 2024, việc đánh giá lượng phát thải phạm vi 3 được cho là sẽ chặt chẽ hơn khi các cổ đông yêu cầu sự minh bạch hơn và các hành động chống biến đổi khí hậu.
Các nhà đầu tư, các khách hàng, và các cơ quan chức năng đang hối thúc các doanh nghiệp không chỉ báo cáo mà còn cần tích cực giảm phát thải phạm vi 3.
Xu hướng này đòi hỏi việc thu thập dữ liệu và sự tham gia của các nhà cung cấp và các đối tác để thực hiện việc trao đổi trong chuỗi giá trị. Đó là một nhiệm vụ phức tạp, nhưng yêu cầu ngày càng lớn trong việc giảm phát thải đang thúc đẩy sự đổi mới trong thiết kế sản phẩm, logistics và vật liệu, đưa đến những tác động từ những cải thiện trong phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp.
5. Quản lý rủi ro khí hậu
Cảnh khô cạn tại hồ chứa nước ở tỉnh Girona, vùng Catalonia, Tây Ban Nha ngày 15/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, cùng với yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, đặt ra rủi ro lớn đối với các tài sản, các khoản đầu tư, và các hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị trước các hiện tượng thời tiết cực đoan đối mặt với những gián đoạn nghiêm trọng, khi các hiện tượng này diễn ra trên khắp thế giới trong năm 2023.
Vào năm 2024, việc quản lý rủi ro khí hậu có thể được đưa vào các chiến lược quản lý rủi ro cốt lõi của các tổ chức hướng tới tương lai.
Các công ty được cho là sẽ thích ứng với các tiếp cận toàn diện hơn, kết hợp phân tích kịch bản về khí hậu và đánh giá năng lực ứng phó để nhận diện tác động tiềm năng đối với doanh nghiệp theo các kịch bản về hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Điều này không chỉ giảm rủi ro mà còn tạo ra các cơ hội mới cho đổi mới và thích ứng. Xu hướng này cũng cho thấy sự gia tăng về doanh số bán các sản phẩm bảo hiểm gắn với các rủi ro về khí hậu.
Các xu hướng phát triển bền vững trong năm 2024 đưa đến không chỉ là sự thay đổi về hoạt động của doanh nghiệp, mà lớn hơn là hành động tập thể hướng tới một thế giới bền vững hơn.
Khi những xu hướng này tiếp tục diễn ra, các tổ chức cần hiểu, thực hiện và thúc đẩy các xu hướng này để đảm bảo tương lai của họ và góp phần tích cực vào chương trình nghị sự bền vững của toàn cầu.
Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1334/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”. |
Việt Nam luôn ủng hộ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Campuchia Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Samdech Hun Manet có ý nghĩa quan trọng, góp phần củng cố và tạo dấu ấn mới trong quan hệ Việt Nam-Campuchia. |