Mỹ ám sát tướng Iran, kinh tế thế giới ảnh hưởng
Tổng thống Trump: Tiêu diệt tướng Iran để ngăn chặn một cuộc chiến tranh |
Mỹ tiêu diệt tướng Soleimani, Iran thề đáp trả mạnh mẽ |
Việc Mỹ ám sát Qasem Soleimani đã khiến thị trường dầu lửa bùng cháy. (Ảnh: AFP) |
Trong khi các thị trường chứng khoán toàn cầu bị xáo trộn sau vụ Qasem Soleimani bị Mỹ ám sát, giá dầu đã tăng hơn 3%.
Tại Washington, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ sẽ triển khai thêm ít nhất 3.000 binh sĩ tới Trung Đông vì nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã hứa "trả thù mạnh mẽ" cho cái chết của tướng Soleimani.
Việc ám sát tướng Soleimani thể hiện "sự gia tăng đáng kể các rủi ro địa chính trị và có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Iran", Oxford Economics nói trong một bài bình luận.
Iran có trữ lượng dầu được chứng minh lên tới khoảng 150 tỷ thùng và có vị trí địa lý bên bờ vùng Vịnh và eo biển Hormuz – nơi mà xấp xỉ 1/4 lượng dầu và khoảng 1/3 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà thế giới tiêu thụ “đi qua.”
Quân đội của Iran có thể đóng cửa eo biển này và gây ra những thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế thế giới.
"Việc mất nguồn cung cấp dầu từ Iran đáng quan ngại nhưng quan trọng hơn là xung đột rộng lớn hơn ở khu vực Trung Đông, như ở Iraq, Ả Rập Saudi và các nước khác - nơi sở hữu tài nguyên dầu mỏ dồi dào và là nguồn cung cấp “vàng đen’ quan trọng của thế giới", Cailin Birch, chuyên gia kinh tế toàn cầu của Tổ chức Tình báo Kinh tế nói với AFP.
"Cũng có một rủi ro đáng kể rằng Iran có thể tiến hành một cuộc tấn công nhắm mục tiêu vào các tàu của Mỹ trong khu vực, điều này có thể làm gián đoạn dòng dầu thô trên biển và khiến giá dầu tăng hơn nữa", Cailin Birch nói thêm.
Giá dầu đã tăng kỷ lục trong tháng 9 sau khi các cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu của Ả Rập Saudi đã cắt giảm sản lượng trong một thời gian ngắn ở đất nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, Birch đã nói về viễn cảnh của một cuộc chiến toàn diện và mô tả mức tăng giá của ngày 3/1 là "khá im lặng" cho đến nay.
Theo nhà đồng sáng lập DataTrek Research, Nicholas Colas, những "cú sốc" về giá dầu gây thiệt hại nhiều nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Ông cho rằng, giá dầu tăng là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Gia tăng xung đột xảy ra ở khu vực Trung Đông cũng sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới các thị trường dầu, vàng cũng như chứng khoán và tài chính trên toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Âu đã bị xáo trộn, trong khi Phố Wall rút lui khỏi các kỷ lục, với chỉ số Dow Jones khép lại phiên giao dịch ngày 3/1 giảm 0,8%.
Sau vụ không kích của Mỹ, giá vàng tại thị trường châu Á tăng 1% trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/1, chạm mức cao nhất trong bốn tháng qua.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 3/1. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 0,32%.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 0,1%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,06%.
Benjamin Lu, chuyên gia từ Phillip Futures, cho hay, tin tức từ Trung Đông, cùng với hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật và đồng USD yếu đã hỗ trợ giá vàng trong phiên này, bởi vàng vốn được coi là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế và chính trị.
Ngoài ra, các nhà phân tích cho rằng nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Động còn gây ra phản ứng dây chuyền đối với các nền kinh tế Nam Á bởi nguồn kiều hối từ các lao động làm việc tại nước ngoài.
Các nước Nam Á hiện có tổng cộng gần 20 triệu người lao động làm việc tại Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Oman và Bahrain với nguồn kiểu hối lên tới 131 tỷ USD năm 2019.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn kiều hối của các lao động làm việc tại khu vực Trung Đông gửi về các nước Nam Á tăng 12% năm 2018, cao gấp đôi mức tăng của năm 2017. Trong đó, con số tương ứng của Ấn Độ và Bangladesh tăng lần lượt 14% và 15%.
Xem thêm:
Video: Hàng trăm người dân Iraq nhảy múa ăn mừng tướng Iran bị tiêu diệt Hàng trăm người dân Iraq đã nhảy múa trên đường phố reo hò và phấn khích, sau khi biết tin Mỹ tiêu diệt tướng Qasem Soleimani của Iran. |
Video: Khoảnh khắc Mỹ phóng rocket tiêu diệt tướng Iran - Qassem Soleimani Đoạn video ghi lại khoảnh khắc khoảnh khắc rocket của Mỹ bắn trúng chiếc xe chở Qasem Soleimani - Tướng lĩnh cấp cao quân đội Iran và ... |
Tổng thống Trump: Tiêu diệt tướng Iran để ngăn chặn một cuộc chiến tranh Tổng thống Trump tuyên bố hôm 3/1 rằng Mỹ đã tiêu diệt tướng Qasem Soleimani, một trong những nhân vật quân sự hàng đầu của Iran, trong nỗ ... |