Mỹ thay đổi chính sách về sơ tán ở sân bay Kabul?
Hà Linh (TH) 24/08/2021 07:35 | Thế giới 24 giờ
Nguồn tin cho biết, nhiều người Afghanistan từng làm việc cho phái bộ NATO tại Afghanistan hoặc các cơ quan phương Tây và đã nộp đơn cho chương trình Thị thực Nhập cư Đặc biệt của Mỹ sẽ không được phép vào sân bay này.
Cũng theo CNN, hàng chục máy bay vận tải quân sự của Mỹ dự kiến hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul trong ngày 23/8 để hỗ trợ quá trình sơ tán.
![]() |
Lính Mỹ hỗ trợ người di tản ở Sân bay Quốc tế Hamid Karzai, Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters |
Cụ thể, ít nhất 33 phi cơ C-17 của Không quân Mỹ đã được điều động đến Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Afghanistan. Mỗi chiếc máy bay phản lực 4 động cơ có thể đưa khoảng 400 hành khách rời khỏi Kabul.
Trước đó, ngày 22/8, Mỹ thông báo đã đóng cửa sân bay Kabul trong 48 giờ để tổ chức vận chuyển hết những người đã vào bên trong sân bay. Washington cũng cảnh báo công dân tránh xa sân bay Kabul giữa lúc có các lo ngại về khả năng chi nhánh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan thực hiện tấn công.
Khoảng 5.000 binh sĩ Mỹ và vài trăm binh sĩ các nước đồng minh đang hiện diện tại sân bay Kebul để bảo đảm an ninh.
Một quan chức NATO cho biết ít nhất 20 người đã thiệt mạng bên trong và ở khu vực xung quanh sân bay Kabul kể từ ngày 15/8 đến nay. Một số người đã bị bắn và những người khác tử vong vì bị giẫm đạp.
Quân đội Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực tổ chức các chuyến bay sơ tán khỏi Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8.
Theo Thiếu tướng Lục quân William Taylor của Mỹ, trong tuần qua, Washington đã sơ tán 17.000 người, trong đó có 2.500 người Mỹ, khỏi Kabul.
Đáng chú ý
Hàng không bền vững sẽ tạo đà để Việt Nam thực hiện các mục tiêu UNSDG

Bài viết mới
Nga khai mạc Diễn đàn và hội thao quân sự quốc tế Army games 2022

Ai Cập cải tổ nội các nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của chính phủ

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |