Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
07:37 | 04/06/2017 GMT+7

Mỹ rút khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu: Nếu hiểu lựa chọn của ông Trump, sẽ thấy không cần tuyệt vọng

aa
Không phải ông Trump đưa nước Mỹ ra ngoài hẳn mà tạo tình thế "chân trong, chân ngoài" cho Washington trên lĩnh vực này.

Điều mà thế giới lo ngại sẽ xảy ra, biết rằng sẽ xảy ra và hy vọng không xảy ra giờ đã xảy ra: Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Hiệp định này được 195 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, thoả thuận và ký kết tại Paris (Pháp) hồi cuối năm ngoái và được coi là văn kiện có ý nghĩa lịch sử đối với nhân loại. Nó đã chính thức có hiệu lực cho dù vẫn còn có một số nước chưa phê chuẩn, như Nga.

Với quyết định nói trên, ông Trump xếp Mỹ đứng chung vào hàng ngũ tổng cộng có ba quốc gia không tham gia Hiệp định Paris là Nicaragua, Syria và Mỹ. Nicaragua không tham gia vì cho rằng Hiệp định Paris tốt nhưng chưa tốt đủ mức họ cần. Syria đứng ngoài vì ở đất nước này hiện vẫn có chiến tranh và nội chiến. Còn Mỹ đã tham gia rồi lại không tham gia vì cho rằng hiệp định này khiến Mỹ bị thua thiệt nhiều hơn và được lợi ít hơn những thành viên khác.

my rut khoi hiep dinh bien doi khi hau neu hieu lua chon cua ong trump se thay khong can tuyet vong

Theo Tổng thống Trump, Hiệp định Paris này "bất công ở mức cao nhất đối với nước Mỹ". Ảnh: Reuters

Về phía Mỹ, hiệp định này được chính quyền tiền nhiệm của ông Trump tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn. Trong đó, Mỹ cam kết cho tới năm 2025 sẽ giảm 26% khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 2005 và đóng góp 3 tỷ USD cho Quỹ Bảo vệ thiên nhiên (WWF) - đến nay Mỹ đã đóng góp 1 tỷ USD.

Hiệp định này không có tính ràng buộc đối với các bên tham gia. Khi vận động tranh cử Tổng thống ở Mỹ, ông Trump đã cam kết huỷ bỏ sự tham gia của Mỹ trong Hiệp định Paris.

Từ khi chính thức nhậm chức đến nay, ông Trump đã đề cử người cùng quan điểm với mình vào cương vị đứng đầu Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), đã dùng sắc lệnh hành pháp lật ngược Đạo luật năng lượng sạch - Clean Power Act - của người tiền nhiệm và trong dự toán ngân sách tới không chi gì nữa cho Quỹ Khí hậu xanh của Liên Hợp Quốc.

Vì thế, quyết định của ông Trump đưa nước Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris không bất ngờ và đột ngột mà logic.

Với quyết định này, ông Trump lại một lần nữa thực hiện một trong những cam kết tranh cử trọng tâm. Nó giúp ông Trump củng cố sự hậu thuẫn chính trị trong bộ phận cử tri ủng hộ mình. Ông Trump rất cần điều đó vì áp lực và khó khăn ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Nhiều ý kiến trong và ngoài nước Mỹ lo ngại rằng việc Mỹ không tham gia Hiệp định Paris nữa gây nên tác động tâm lý và chính trị không hay ho chút nào cho công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất của nhân loại, gây khó khăn cho các nước về tài chính và về lộ trình đạt được mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà Mỹ với 15% là nước sản xuất ra khối lượng lớn thứ 2, sau Trung Quốc.

Nhưng trên thực tế thì quyết định của ông Trump chưa làm thay đổi gì nhiều do những cam kết trong Hiệp định Paris hoàn toàn tự nguyện, không có tính ràng buộc và ở Mỹ từ 10 năm nay đã có xu hướng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà không cần đến bất cứ hiệp định nào - nhờ năng lượng sạch và sự phá sản không gì ngăn cản được của những ngành công nghiệp sản sinh ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhất.

Ông Trump có quyết định nói trên một phần bởi ông không cho rằng khí hậu trái đất đã và đang biến đổi do con người gây ra, một phần còn vì những suy tính lợi ích khác. Điều này thể hiện ở cách thức ông Trump đưa nước Mỹ ra khỏi công cuộc bảo vệ khí hậu trái đất chung của nhân loại.

Ông Trump có hai cách để làm việc ấy.

Cách thứ nhất là đưa nước Mỹ ra ngay khỏi Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu. Công ước này được Mỹ tham gia từ năm 1992 và là nền tảng pháp lý cho toàn bộ quá trình bảo vệ khí hậu trái đất trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc từ đó đến nay.

my rut khoi hiep dinh bien doi khi hau neu hieu lua chon cua ong trump se thay khong can tuyet vong

Ngay đến cả Hiệp định Paris cũng dựa trên đó và có quy định rõ là những nước nào không còn tham gia công ước nói trên thì tự khắc không còn tham gia Hiệp định Paris. Thời gian được quy định để một thành viên ra khỏi Công ước là 1 năm. Lựa chọn đi lối đường này đơn giản và nhanh chóng hơn đối với ông Trump, về pháp lý lại không gặp trở ngại khi đảng Cộng hoà của ông Trump hiện kiểm soát cả lưỡng viện lập pháp ở Mỹ.

Cách thứ hai là cách mà ông Trump vừa lựa chọn. Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 4/11/2016. Nó quy định các bên tham gia phải sau ít nhất 3 năm mới có thể ra khỏi hiệp định và sau đó ít nhất 1 năm thì việc ra khỏi mới có hiệu lực.

Như thế có nghĩa là sớm nhất thì đến ngày 4/11/2020 quyết định vừa rồi của ông Trump mới có tác dụng thực tế, tức là trong trọn thời gian nhiệm kỳ cầm quyền này của ông Trump, quyết định ấy chưa có tác dụng.

Trước đó một ngày ở Mỹ có cuộc bầu cử Tổng thống mới và về lý thuyết có khả năng ông Trump không tái đắc cử và người kế nhiệm có quan điểm về vấn đề biến đổi khí hậu ngược với ông Trump. Từ nay đến đó còn biết bao "nước chảy qua cầu", có biết bao thay đổi trên thế giới và ở nước Mỹ.

Từ nay đến đó, việc Mỹ tuyên bố rút lui có thể gây khó cho việc thực hiện Hiệp định Paris nhưng không thể cản trở. Các nước khác ý thức được rằng vì Mỹ không tham gia nữa thì lại càng phải thêm quyết chí, càng cần kiên định nỗ lực và càng phải đồng tâm nhất trí với nhau.

Không phải ông Trump đưa nước Mỹ ra ngoài hẳn mà tạo tình thế "chân trong, chân ngoài" cho Washington trên lĩnh vực này.

Trở lại là việc bất cứ khi nào cũng có thể làm được với nước Mỹ. Ông Trump muốn đàm phán lại hiệp định nhưng nhiều đối tác và cả Liên Hợp Quốc hiện không chấp nhận. Nhưng đàm phán về hiệp định mới vào thời điểm nào đó sau này lại là chuyện hoàn toàn khác và cũng rất có thể còn cần thiết nữa.

Không có Mỹ tham gia vào quá trình bảo vệ khí hậu trái đất theo khuôn khổ Liên Hợp Quốc, quá trình này gặp khó khăn nhưng các thành viên Liên Hợp Quốc không nên vì thế mà nản chí và tuyệt vọng.

Trái lại, nỗ lực phải tăng thêm và lòng tin phải được củng cố. Nhận thức là quá trình và sự tuỳ thuộc lẫn nhau vào môi trường sống trên trái đất rồi cũng sẽ đưa nước Mỹ trở lại quá trình ấy.

Đại sứ Trần Đức Mậu

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Top con giáp may mắn hôm nay 10/12/2024: Ngọ thần tài gõ cửa Sửu tài lộc dồi dào

Top con giáp may mắn hôm nay 10/12/2024: Ngọ thần tài gõ cửa Sửu tài lộc dồi dào

Con giáp may mắn hôm nay 10/12/2024 Sửu tài lộc dồi dào, nhiều người được cấp trên ưu ái, quan tâm. Tinh thần lạc quan, luôn dồi dào năng lượng tươi mới và ý chí vươn lên mạnh mẽ, bản mệnh luôn muốn tự mình hoàn thành mọi công việc.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 9/12/2024: Tý kiêu căng tự phụ Hợi tình cảm đi xuống

Top con giáp xui xẻo hôm nay 9/12/2024: Tý kiêu căng tự phụ Hợi tình cảm đi xuống

Con giáp xui xẻo hôm nay 9/12/2024 Hợi vận tình cảm có chiều hướng đi xuống. Vợ chồng có phần xa cách khi bản mệnh và đối phương không có nhiều thời gian ở bên nhau mà cứ ở gần là lại mâu thuẫn.
Top con giáp may mắn hôm nay 9/12/2024: Thìn Tỵ vực dậy sau chuỗi ngày dài xui xẻo

Top con giáp may mắn hôm nay 9/12/2024: Thìn Tỵ vực dậy sau chuỗi ngày dài xui xẻo

Con giáp may mắn hôm nay 9/12/2024 Thìn may mắn được quý nhân chỉ đường dẫn lối nên có cơ hội kiếm tiền và cải thiện thu nhập nhanh chóng.
Top con giáp xui xẻo hôm nay 8/12/2024: Sửu dễ kích động Tuất tiểu nhân rình rập

Top con giáp xui xẻo hôm nay 8/12/2024: Sửu dễ kích động Tuất tiểu nhân rình rập

Con giáp xui xẻo hôm nay 8/12/2024 kẻ tiểu nhân rình rập chỉ chờ tuất sơ suất là sẽ tìm cách hãm hại ngay, chính vì vậy mà cần hết sức cẩn thận trong mọi việc, kể cả là những việc đã quen tay.

Đọc nhiều

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thông tin đối ngoại: nâng tầm sức mạnh mềm Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. 109 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao giải.
Nhạc Việt ở Quảng Châu

Nhạc Việt ở Quảng Châu

Những năm gần đây, âm nhạc thịnh hành Việt Nam gây bão mạng xã hội Trung Quốc, các bài hát Trung Quốc cũng được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Niềm đam mê chung về âm nhạc đã khiến nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau hơn.
Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”.
Giao lưu nhân dân thúc đẩy tình hữu nghị và quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Giao lưu nhân dân thúc đẩy tình hữu nghị và quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Quang Phương đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Giao lưu Quốc tế Trung Quốc do ông Cát Bỉnh Hiên, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIII, Chủ tịch Hội dẫn đầu. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của giao lưu nhân dân trong thúc đẩy tình hữu nghị và quan hệ hợp tác hai nước.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Quảng Bình - Savannakhet tiếp tục hợp tác bảo vệ biên giới

Ngày 5/12, Đoàn đại biểu biên giới tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và tỉnh Savannakhet (Lào) đã hội đàm, ký biên bản hợp tác về bảo vệ biên giới năm 2025. Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Ling thong - Sengtavan.
Xin chờ trong giây lát...
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Phiên bản di động