Mỹ mua tên lửa Tomahawk để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông?
Bình Yên (t/h) 23/06/2022 23:24 | Nhịp sống biển đảo

Hồi tháng trước, Hải quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 217 triệu USD cho công ty Phòng thủ và tên lửa Raytheon thuộc tập đoàn Công nghệ Raytheon để sản xuất 154 tên lửa hành trình Tomahawk Block V, trong đó có 70 quả dành cho hải quân, 54 cho USMC và 30 cho lục quân, theo báo Asia Times.
Việc mua tên lửa Tomahawk (TLAM) được phóng từ đất liền là một phần trong chương trình hỏa lực tầm xa của USMC, với mục tiêu cung cấp và duy trì các hệ thống vũ khí chống hạm và tấn công các mục tiêu trên bộ được tích hợp đầy đủ nhằm tăng khả năng sát thương của lực lượng này.
![]() |
Tên lửa Tomahawk của Mỹ trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: ASIA TIMES/ Báo Thanh niên |
Những thành phần khác của chương trình nói trên còn có Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS), cùng hệ thống chỉ huy và kiểm soát hỏa lực hải quân. Ngoài ra, nhờ TLAM được dựa trên một hệ thống chung được lục quân và hải quân sử dụng, việc này giúp đơn giản hóa việc tích hợp và hậu cần.
Tên lửa Tomahawk Block V là vũ khí chính xác có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 1.600 km. Nó được trang bị một đầu đạn nặng nửa tấn, đối phó hiệu quả các mục tiêu trên bộ, tàu và các công trình ngầm. Tên lửa này có liên kết dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép nó chuyển đổi mục tiêu trong lúc bay và đổi hướng ngay lập tức khi có lệnh. Tomahawk Block V còn được trang bị bộ tìm kiếm đa chế độ để tấn công các mục tiêu đang di chuyển trên biển, theo Asia Times.
Ở Biển Đông, các bệ phóng TLAM trên đất liền có thể chống lại các khả năng A2/AD của Trung Quốc nhờ nằm ngoài tầm bắn của các bệ phóng tên lửa chống hạm trên bộ của Trung Quốc. Trung Quốc đã triển khai phi pháp tên lửa chống hạm YJ-62 trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. YJ-62 có thể bắn trúng bất kỳ tàu hải quân nào trong phạm vi 400 km, mang lại cho Trung Quốc khả năng duy trì sức mạnh trong khu vực mà không cần sử dụng hải quân.
Trung Quốc còn được cho là đã triển khai phi pháp tên lửa diệt hạm siêu thanh YJ-12B trên đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn, 3 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và biến thành đảo nhân tạo.


Đáng chú ý
Việt Nam - Campuchia nỗ lực đàm phán phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại

Bài viết mới
Kiểm ngư hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển

Đến năm 2040, Phú Quốc sẽ đón khoảng 15 triệu lượt khách/ năm

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.