Mỹ không cho phép Trung Quốc ngăn các nước tiếp cận tài nguyên ở Biển Đông
Mỹ: Trung Quốc sai lầm khi phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Đông |
Biển Đông: Nếu Trung Quốc tấn công, Philippines sẽ cầu viện Mỹ |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - Ảnh: REUTERS |
Pompeo viết: “Hôm nay Mỹ sẽ hành động để hỗ trợ tự do biển cả và phản đối những hành vi cưỡng bức các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á.
Chúng tôi không cho phép Bắc Kinh triển khai chiến dịch bắt nạt nhằm ngăn các nước tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng ngoài khơi và làm tổn hại các hệ sinh thái trọng yếu”.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/8 cũng ra tuyên bố cho biết họ sẽ áp đặt hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Quốc "chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa" với hành động nói trên ở Biển Đông và những người có liên quan đến việc Trung Quốc "sử dụng hành động cưỡng ép với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn để cản trở họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi".
Những cá nhân này từ nay sẽ không được phép nhập cảnh vào Mỹ và các thành viên trực tiếp trong gia đình họ cũng có thể phải chịu các hạn chế về thị thực này.
Ở một diễn biến khác, Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/8 ra tuyên bố cho biết 24 công ty đóng vai trò "trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án ở Biển Đông", bao gồm công ty con của Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc, các công ty viễn thông và một đơn vị của Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc.
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe. |
Theo một quan chức trong chính quyền Mỹ, hành động của Mỹ là một phần của nỗ lực dán nhãn cho Công ty Xây dựng truyền thông Trung Quốc là “Huawei của cơ sở hạ tầng", ám chỉ tập đoàn viễn thông số một của Trung Quốc. Mỹ đã tham gia một chiến dịch nhiều năm nhằm ngăn cản sự mở rộng toàn cầu của Huawei vì cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng công ty này để theo dõi người sử dụng. Cáo buộc này đã bị Huawei bác bỏ.
Quan chức nói trên cũng cáo buộc Công ty Xây dựng Trung Quốc và các chi nhánh của mình tham gia các hoạt động tham nhũng và phá hoại môi trường trong một số dự án ở Sri Lanka, Malaysia, Kenya, Tanzania, Philippines và một số nơi khác.
Mỹ sẽ hành động cho đến khi chúng tôi thấy Bắc Kinh chấm dứt hành vi cưỡng ép của họ tại Biển Đông, và chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh cùng các đồng minh và đối tác trong việc chống lại hành động gây bất ổn này", thông cáo của Ngoại trưởng Pompeo viết.
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối của quốc tế. Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'". |
Mỹ đưa công ty Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông vào danh sách đen Hôm 26/8, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với hơn hai chục công ty và các quan chức ... |
Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông, Trung Quốc mời nhà ngoại giao 10 nước Asean Theo thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP) sáng 24-8, Trung Quốc gần đây đã mời các nhà ngoại giao từ 10 nước ... |
Hải quân Mỹ công bố video trinh sát cơ thách thức tàu Trung Quốc ở biển Đông Lần đầu tiên sau 2 năm, Hải quân Mỹ cung cấp cho đài CNN những thước phim hiếm hoi về một trinh sát cơ làm ... |