Mỹ chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát biển Việt Nam
Mỹ điều "pháo đài bay" B-52 tập trận cùng 2 tàu sân bay ở Biển Đông |
Chiến hạm Mỹ áp sát tàu thăm dò của Trung Quốc trên Biển Đông |
Tàu tuần tra Mellon sau khi tháo dỡ vũ khí chính và thiết bị điện tử quan trọng, ngày 25.7 FB HÌNH ẢNH TUẦN DUYÊN MỸ |
Cũng trong ngày 27.7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong năm tài khóa từ 2016 - 2019, Việt Nam đã nhận được hơn 150 triệu USD về hỗ trợ an ninh từ chương trình FMF.
Trong số này có hơn 58 triệu USD dành cho việc hỗ trợ chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton (3.200 tấn) đã loại biên của Tuần duyên Mỹ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là các chiếc CSB 8020 (nguyên là chiếc Morgenthau - WHEC 722) chuyển giao cuối năm 2017 và chiếc John Midgett (WHEC 726) dự kiến vào cuối năm 2020.
Hình ảnh tàu tuần tra John Midgett (WHEC 726) tại cảng tuần duyên Mỹ ở Seattle, bang Washington ngày 8.7 FB CỰU THỦY THỦ TÀU JOHN MIDGETT |
Hamilton là lớp tàu tuần tra lớn nhất của Tuần duyên Mỹ vào những năm 1960. Lớp tàu này dài 115 m, ngang rộng nhất 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước 3.250 tấn, tầm hoạt động 22.530 km. Tàu vũ trang 1 pháo Oto Breda 76 mm, hệ thống pháo cận chiến bắn nhanh Phalanx (6 nòng, 25 mm, tốc độ bắn hơn 2.000 phát/phút), pháo 25 mm Bushmaster.
Tàu có 2 động cơ diesel và 2 động cơ turbin khí, tốc độ tối đa 29 knot (53,7 km/giờ). Tàu có thể mang theo 24 sĩ quan và 160 thủy thủ, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu còn có nhà chứa trực thăng dạng mái vòm có thể kéo ra thu vào được.
Tàu có chức năng tuần tra lãnh hải, cứu hộ cứu nạn, khảo sát đại dương, và có thể hoạt động ở mọi vùng biển trên thế giới, chịu được sóng to gió lớn, nên còn có tên là tàu tuần tra cỡ lớn có độ bền cao (high endurance cutter).
Tuần duyên Mỹ có tất cả 12 tàu lớp Hamilton. Sau hơn 40 năm phục vụ, hầu hết các tàu lớp Hamilton đã được loại biên và chuyển giao cho các nước đối tác của Mỹ. Thay thế tàu lớp Hamilton là các tàu lớp Legend hiện đại hơn và lớn hơn.
Hiện chỉ còn 1 chiếc lớp Hamilton đang phục vụ trong Tuần duyên Mỹ là chiếc Douglas Munro (WHEC 724, tại Kodiak, bang Alaska), chiếc Mellon (WHEC 717) sắp làm lễ loại biên. 10 chiếc trước đó đã chuyển giao cho một số nước gồm Bangladesh (2 chiếc), Nigeria (2 chiếc), Philippines (3 chiếc), Sri Lanka (1 chiếc), và Việt Nam (2 chiếc).
Từ trái sang: Tháo dỡ radar phòng không, dàn pháo cận chiến Phalanx (6 nòng, 20 mm, phía đuôi tàu), 2 khẩu pháo M242 Bushmaster (1 nòng, 25 mm) ở hai bên thân tàu Mellon ngày 24.7 ẢNH CHỤP TỪ CLIP |
Thời gian qua, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ đã duy trì đà tiến triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác về an ninh quốc phòng.
"Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên trong đó có Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố về tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng 2015 và Kế hoạch hợp tác quốc phòng 2018-2020, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương trong đó có hợp tác an ninh hàng hải và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới", phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết.
Được biết chương trình FMF cung cấp tài chính cho các nước dùng mua sắm thiết bị và dịch vụ quân sự của Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ không cung cấp trực tiếp khoản tiền này cho nước được nhận mà trực tiếp chi trả cho các công ty Mỹ.
Vào tháng 5-2020, 6 chiếc xuồng tuần tra cao tốc cuối cùng loại Metal Shark trong tổng số 24 chiếc cũng đã được FMF bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 8 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định nhiệm vụ của Cảnh sát biển như sau: 1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển. 2. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển. 3. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển. 4. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển. 5. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. 6. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam. 7. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam. |
Mỹ điều "pháo đài bay" B-52 tập trận cùng 2 tàu sân bay ở Biển Đông "Pháo đài bay" B-52 cùng với các chiến đấu cơ F/A 18 và máy bay trinh sát E-2 Hawkeye từ Lực lượng tác chiến tàu ... |
Video: Cận cảnh tàu tuần tra thứ hai lớp Hamilton, Mỹ sắp bàn giao cho Việt Nam Vào cuối năm 2020, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được bàn giao tàu tuần duyên USCGC John Midgett, thuộc lớp Hamilton. |
Việt Nam sắp được Mỹ bàn giao tàu tuần duyên USCGC John Midgett Theo nhiều nguồn tin, vào cuối năm 2020, tàu tuần tra thứ hai lớp Hamilton mang tên USCGC John Midgett (WHEC 726) của Mỹ sẽ được ... |