Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc trên không gian mạng
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống. |
Trẻ em được bảo vệ thế nào trên không gian mạng tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam thể hiện sự quan tâm rất lớn đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thông qua việc ban hành Luật Trẻ em, Luật an toàn thông tin mạng, Luật an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra một số quy phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. |
Giăng bẫy lừa tiền đặt cọc trên mạng xã hội
Để giăng sẵn bẫy, các đối tượng lừa đảo mở tài khoản cá nhân, đăng tin rao bán các mặt hàng thiết yếu, khan hiếm, hoặc thuê nhân công lắp ráp, gia công các mặt hàng tại nhà. Đặc điểm chung là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản trước tiền đặt cọc, sau đó chiếm đoạt luôn.
Chị T.T.M.T (SN 1992, Phù Đổng, TP.Pleiku, Kon Tum) phản ánh, do dịch bệnh nên nghỉ việc ở nhà, chị T. lên mạng xã hội và được một tài khoản facebook mang tên Ngọc Hân mời gọi gia công lắp ráp ruột bút bi tại nhà cho một Công ty có địa chỉ tại TP.Hồ Chí Minh. Với một thùng 1000 cây bút bi, chị T. sẽ nhận được số tiền công là 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, để nhận được hàng gia công, chị T. phải chuyển cọc trước số tiền 400.000 đồng bằng hình thức nhắn tin số thẻ cào điện thoại. Khi chị T. xin số tài khoản ngân hàng để chuyển khoản thì không được chấp nhận. Thấy nghi ngờ, chị T. lên mạng tìm hiểu về địa chỉ Công ty nói trên, thì không tìm thấy nên biết đây là hình thức lừa đảo.
Một đối tượng lừa đảo khác cũng dung thủ đoạn này đã bị lực lượng chức năng bắt giữ là đối tượng Nguyễn Thị Thu Thương. Qua tài khoản Facebook có nick name “Trang Phạm”, đối tượng lừa đảo này đã tham gia các hội nhóm buôn bán hải sản, sau đó lên mạng tải hình ảnh các loại hải sản và rao bán. Khi có người hỏi mua (hoặc bán), đối tượng này làm giả phiếu giao nhận hàng, phương tiện chuyển hàng, số điện thoại nhà xe gửi cho bị hại làm tin để bị hại gửi tiền (hàng hóa) cho Thương. Đến khi bị lực lượng chức năng bắt giữ, đối tượng này đã chiếm đoạt tổng cộng hơn 80 triệu đồng của nhiều nạn nhân khác nhau.
Mới đây, tháng 12/2020, Công an huyện Như Xuân, Thanh Hoá vừa bắt giữ đối tượng Võ Ngọc Trung (23 tuổi, trú tại xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tinh Quảng Nam) vì hành vi lừa đảo qua mạng, với số tiền hàng tỷ đồng. Cụ thể, đối tượng dùng thủ đoạn rao bán xe máy đắt tiền (xe SH) trên kênh Youtube, rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của các bị hại, với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng…
Đối tượng Võ Ngọc Trung lừa đảo hàng trăm người trên phạm vi cả nước. Ảnh: CATH |
Tại nơi ở của Trung, cơ quan điều tra thu giữ 1 bộ máy tính để bàn, 2 máy tính xách tay, 7 điện thoại di động, 5 thẻ tài khoản ngân hàng và 200 triệu đồng tiền mặt.
Tại cơ quan điều tra, Trung khai nhận, do ham mê cờ bac nên đã nghĩ ra “chiêu trò” copy các video quảng cáo bán xe máy SH trên mang xã hội, sau đó chỉnh sửa gắn vào kênh Youtube của mình rồi rao bán. Khi người mua có nhu cầu, Trung yêu cầu gửi tiền đặt cọc từ 25 đến 30 triệu vào tài khoản ngân hàng và chặn liên lạc ngay sau khi các bị hại gửi tiền vào tài khoản.
Để tạo lòng tin, Trung đã lồng tiếng và gắn số điện thoại của mình vào các video, trên kênh Youtube. Với thủ đoạn trên, tính từ 9/2020 đến khi bị bắt, Trung đã lừa đảo chiếm đoạt của hàng trăm bị hại trên toàn quốc, với số tiền gần 3 tỷ đồng.
Một biến tướng khác của thủ đoạn đòi tiền đặt cọc này được thực hiện nhắm đến các đối tượng khách du lịch tìm nhà ở homestay. Hình thức phổ biến của trò lừa đảo là các đối tượng chụp hình một số homestay có cảnh đẹp, đưa lên mạng xã hội (chạy quảng cáo), đăng công khai giá cho thuê phòng nghỉ. Khi khách du lịch liên hệ đặt phòng chúng yêu cầu chuyển khoản đặt cọc trước, thường là 50% tổng số tiền. Nhận được tiền, các đối tượng lập tức cắt liên lạc với nạn nhân.
Để tránh tình trạng bị các đối tượng lừa đảo, trước khi đặt phòng qua mạng xã hội, khách du lịch cần tìm hiểu rõ về cơ sở lưu trú thông qua các thông tin chính thống, qua tổng đài hỗ trợ khách du lịch, trang thông tin du lịch chính thống của địa phương để kiểm tra thông tin hoặc liên hệ qua số điện thoại có ngay trên ứng dụng, tránh trường hợp thuê phải homestay không đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và dịch vụ, hoặc tệ hơn, bị các đối tượng lừa hết khoản tiền đặt cọc đã bỏ ra.
Muốn tố giác phải có tài liệu, chứng cứ
Ông Lê Uy Chinh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Long An, cho biết trung tâm cũng hay nhận những phản ánh cho thấy trên môi trường mạng có rất nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Các kiểu lừa đảo này được chia làm hai dạng.
Một là các giao dịch có thông tin, địa chỉ giao dịch rõ ràng và có đầy đủ giấy tờ, tài liệu giao dịch. Hai là những giao dịch mà nạn nhân không có thông tin gì khác ngoài số điện thoại hoặc tài khoản Facebook để liên hệ.
Đối với trường hợp có tài liệu, chứng từ giao dịch thì ngay sau khi bị lừa, nạn nhân cần đến cơ quan công an (nơi giao dịch hoặc nơi cư trú của đối tượng lừa đảo) để trình báo.
Khi rơi vào trường hợp thứ hai (không có thông tin gì nhiều về đối tượng lừa đảo), lúc này việc xử lý sẽ khó hơn vì không thể trình báo với công an mà không có tài liệu, chứng từ gì chứng minh hành vi lừa đảo.
“Người bị lừa có thể chia sẻ thông tin trên mạng để mọi người cùng biết về đối tượng lừa đảo để cảnh báo” - ông Chinh nói.
Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn Luật sư TP.HCM, chia sẻ thêm: Khi giao dịch mua bán hàng qua mạng thì trong quá trình giao dịch chúng ta cần lưu lại các tài liệu, chứng từ liên quan. Vì trong trường hợp bị mất tiền, các tài liệu đó là căn cứ để tố giác với cơ quan chức năng, đòi lại quyền lợi của mình.
7 nội dung trong kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT và Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng. |
Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền con người trên không gian mạng thông qua những luật nào? Những thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người trên không gian mạng lâu nay đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trong nhiều năm qua. |