Mừng thọ - Nét đẹp văn hóa đầu năm
Khám phá nét đẹp văn hóa Việt Nam qua ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” Trong các ngày 12, 13/2, ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. |
Xin chữ đầu năm: gìn giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống Từ bao đời nay, phong tục xin và cho chữ đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt trong những ngày đầu xuân. Trải qua bao thăng trầm, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nét đẹp văn hóa này vẫn được người dân giữ gìn, phát huy và đang ngày càng có sức lan tỏa trong đời sống cộng đồng. |
Gia đình chị Hồ Thị Công tổ chức mừng thọ cho mẹ là bà Nguyễn Thị Hường tròn 90 tuổi. |
Việc chúc thọ, mừng thọ đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam vào những ngày trước, trong và sau tết, qua đó thể hiện sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo của con, cháu với ông bà, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục.
Tết này, vợ chồng ông Triệu Ngọc Quyến bước sang tuổi 85 và bà Hà Thị Tuất bước sang tuổi 75. Với vợ chồng ông bà, mong nhất ngày tết để gặp mặt đông đủ các con, cháu. Một năm bận rộn, mỗi người một công việc, chỉ có dịp tết mới có thời gian quây quần, đông đủ bên nhau. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên đại diện tổ dân phố nơi ông bà sinh sống ở đường Phan Huy Trú, Tổ 11, Thị trấn Di Linh đã đến tận nhà chúc mừng và trao quà mừng thọ cho vợ chồng ông bà.
Chị Triệu Thị Hoàng Yến, con gái của vợ chồng ông bà, chia sẻ: Sau những tháng ngày bận rộn, tết đến con cháu mới được quây quần bên ông bà. Bên mâm cơm gia đình, chúng tôi được nghe ông bà kể chuyện về những cái tết xa xưa, để chúng tôi phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả mà ông bà, cha mẹ đã trải qua, lấy đó làm động lực để phấn đấu lao động, học tập cho cuộc sống hiện tại.
Tết Nhâm Dần vừa qua thật ý nghĩa với gia đình chị Hồ Thị Công tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, khi mẹ của chị là bà Nguyễn Thị Hường năm nay tròn 90 tuổi. Các con, cháu của bà Hường thống nhất ngày sum họp đại gia đình để tổ chức mừng thọ cho bà, sum vầy bên mâm cơm đầm ấm, con cái, cháu chắt phấn khởi kể cho bà nghe thành quả lao động, học tập trong một năm vừa qua, nói về những kế hoạch, dự định trong năm tới. Bà Hường phấn khởi chia sẻ: Bình thường, các con cháu ở xa cũng thường gọi điện cho tôi để hỏi thăm sức khỏe, nhưng chẳng gì bằng gặp gỡ, được nhìn thấy các con, các cháu. Tuổi cao như tôi, con cái, cháu chắt sum vầy là hạnh phúc rồi.
Mừng thọ là dịp con cháu sum vầy bên gia đình. |
Chị Hồ Thị Công, con gái của bà Hường, chia sẻ: Những người sống đến 90 tuổi như mẹ tôi không nhiều, đây cũng là niềm tự hào của gia đình. Lẽ ra, gia đình sẽ làm tiệc tổ chức lễ mừng thọ cho bà, nhưng do dịch Covid-19 nên chỉ tổ chức nội bộ gia đình để bảo đảm sức khỏe cho các thành viên, nhất là mẹ tôi tuổi đã cao, sức đã yếu.
Xuân về mang theo không khí rộn ràng, vui tươi của năm mới, trong không gian đầm ấm của mỗi gia đình, con cháu tụ họp đông đủ, quây quần bên ông bà, cha mẹ, bên mâm cơm ngày tết, chúc nhau những điều may mắn, bình an. Đây cũng là dịp các địa phương, gia đình tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi.
Ông Đàm Xuân Đêu - Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện, toàn tỉnh có 142 tổ chức hội người cao tuổi cơ sở với trên 88.700 hội viên, năm 2021 kết nạp mới 2.172 hội viên; trong đó, có 321 người cao tuổi trên 100 tuổi. Trong năm, Hội đã triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc người cao tuổi với việc chi trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho hơn 17.700 người từ 80 tuổi trở lên; 50.000 người được cấp thẻ bảo hiểm y tế; gần 30.000 người được khám sức khỏe định kỳ. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên các địa phương không tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ tại nhà văn hóa như các năm trước đây, mà đến tận nhà trao giấy chứng nhận và quà cho người cao tuổi. Mặc dù tổ chức gọn nhẹ, nhưng nét đẹp mừng thọ, chúc thọ vẫn vẹn nguyên giá trị. Đây là hoạt động quan tâm, chăm lo người cao tuổi của chính quyền địa phương, cũng là dịp để các con, cháu bày tỏ sự hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ.
Mừng thọ đầu xuân có ý nghĩa thiết thực đối với người cao tuổi, là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện sự tôn trọng của xã hội với người cao tuổi cũng như tấm lòng hiếu thảo của con, cháu với ông bà, cha mẹ. Việc làm này thể hiện sự trân quý của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hội viên người cao tuổi qua đó động viên các cụ cao niên tiếp tục “sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và trường thọ” bên con cháu. Qua đó, phát huy truyền thống “kính lão đắc thọ” không chỉ giúp các cụ cao niên sống vui, sống khỏe, sống có ích mà con khẳng định vai trò, vị thế của người cao tuổi đối với gia đình và xã hội.
Lễ Đám Chay: Nét văn hóa tâm linh của người Vân Kiều Đồng bào dân tộc Vân Kiều tập trung đông nhất ở 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Qua tiến trình phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục luôn được người dân giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Điển hình là Lễ Đám Chay, một nét văn hóa truyền thống độc đáo lâu đời, được lưu giữ trọn vẹn cho đến ngày hôm nay. |
Nhạc hội Việt - Nhật tôn vinh nét đẹp văn hóa Á Đông Tối 9/9, tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, Nhạc hội Việt-Nhật được tổ chức nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2018). |
Tết cổ truyền: Nét đẹp văn hóa trong dòng chảy thời gian Khởi nguồn từ những hình thức sinh hoạt Hội mùa gắn với văn minh nông nghiệp lúa nước của cộng đồng người Việt và một số dân tộc thiểu số anh em, trên dòng chảy thời gian, Tết Nguyên đán đã và đang trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền quan trọng, lan tỏa phạm vi không gian thực hành sâu rộng ra khắp mọi vùng, miền cả nước. |