Khám phá nét đẹp văn hóa Việt Nam qua ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân năm 2022 Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bình Thuận; Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân 2022. |
Chùa Tam Chúc tấp nập khách du xuân ngày đầu năm mới Những ngày đầu năm mới 2022, chùa Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) rất đông du khác đổ về đây tham quan, đi lễ đầu năm Nhâm Dần. |
Đồng bào dân tộc biểu diễn múa sạp tại không gian của Làng Văn hóa. (Ảnh minh hoạ: CAND) |
Các hoạt động chính trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022 gồm: Lễ phát động Tết trồng cây diễn ra vào 8h ngày 12/2, tại Khu làng dân tộc IV nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong phong trào trồng cây, trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, công chức, viên chức và nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của việc trồng cây, trồng rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cũng trong ngày 12/2, vào lúc 8h30, tại làng dân tộc IV, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành và đại biểu dự lễ cắt băng khánh thành nhà truyền thống Nghệ An, nhà Rường truyền thống tỉnh Quảng Nam.
Vào 9h, tại làng dân tộc Lô Lô, Khu các làng dân tộc I, tái hiện Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang, đây là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012.
9h30, tại sân Lễ hội làng dân tộc Ba Na, khu các làng dân tộc II, lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc, tặng quà người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc (18 đại diện: nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân…) cùng tham gia ngày hội các dân tộc đầu Xuân; dự nội dung trích đoạn Lễ cưới của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai; tham gia vòng xoè đoàn kết của cộng đồng các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.
15h, tại làng dân tộc Ba Na, Khu các làng dân tộc II, tái hiện Lễ cưới của dân tộc Ba Na tỉnh Gia Lai, đối với đồng bào dân tộc Ba Na phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc luôn được coi trọng và giữ gìn từ lâu đời đến nay. Lễ cưới, tiếng Ba Na gọi là “pơ koong”, thường được tiến hành vào cuối năm, nghĩa là sau mùa thu hoạch, trong tháng “khay ning nong”, tương đương với tháng 12 và tháng 1 dương lịch, đó là lúc nông nhàn, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân. Ngày cưới bao giờ cũng là ngày giữa tháng, ngày trăng tròn, ngày tốt lành để tiến hành công việc trọng đại. Đám cưới diễn ra trong một ngày cũng là ngày hội của buôn làng.
Ngày 13/2, từ 9h - 10h, tại Không gian làng dân tộc K’ho, Khu các làng dân tộc II, tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng. Người K'ho quan niệm, Lễ mừng lúa mới là dịp để bà con buôn làng được cầu khấn thần lúa phù hộ cho cuộc sống gia đình ngày càng được no ấm và bình yên. Do đó, sau khi lúa đã về kho, bà con thường tổ chức lễ cúng tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà làm lễ cúng lớn hay nhỏ.
Cùng trong các ngày 12, 13/2/2022 diễn ra các hoạt động hội xuân như làm bánh chưng bánh giầy, tại làng dân tộc I và các địa điểm khác; biểu diễn các tiết mục nghệ thuật ca ngợi Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, con người, những thành tựu địa phương của đồng bào dân tộc Chơ Ro tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; giới thiệu sắc màu văn hoá vùng miền của các cộng đồng các dân tộc nhân dịp đầu năm mới và các tiết mục giao lưu văn hoá thể hiện niềm tin sắt son của đồng bào ta với Đảng, với Bác Hồ.
Ngày hội biểu thị tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, niềm tin chiến thắng đại dịch COVID-19 trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, hiệu quả, an toàn.
Ngày hội cũng góp phần giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam giúp người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hóa, truyền thống Việt Nam trong đón Tết vui xuân. Đồng thời, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi mừng xuân mới tại “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.
Chào Xuân Nhâm Dần, ngắm bộ sưu tập 2022 con hổ độc bản đặc sắc 2022 con trong bộ sưu tập hổ độc bản điêu khắc từ gỗ mít kết hợp nghệ thuật sơn mài, khảm trai, khảm trứng được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát hoàn thành để chào đón năm Nhâm Dần. |
Luôn sẵn sàng với nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc trong những ngày đầu Xuân Trong những ngày đầu Xuân, các con tàu Cảnh sát biển vẫn luôn thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. |