Một loạt lãi suất điều hành có thể sắp được điều chỉnh?
Vì sao khó giảm mặt bằng lãi suất?
Một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.
|
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn
Để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn; Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vốn,...
|
Từ đầu quý 2/2023, lãi suất huy động trên thị trường đã giảm rõ rệt, ban đầu là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) và gần đây, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) cũng giảm từ 0,2-0,3%/năm cho nhiều kỳ hạn.
Hiện tại, mức lãi suất trên 9%/năm tại các ngân hàng đã không còn nữa. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất trên thị trường phổ biến ở mức 7%-8,5%/năm. Ở nhóm NHTMNN, Vietcombank giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng còn 4,6%/năm, 3 tháng còn 5,1%/năm, 6-9 tháng còn 5,8%/năm. Lãi suất từ 12 tháng trở lên được duy trì ở 7,2%/năm. Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2%, xuống 7,2%/năm. Các kỳ hạn còn lại được giữ nguyên.
Tương tự, Agribank giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng từ 7,2%/năm xuống còn 7%/năm. Lãi suất các kỳ hạn 1-2 tháng tại Agribank hiện là 4,6%/năm và 3-5 tháng là 5,1%/năm. Tại VietinBank, lãi suất kỳ hạn từ 1 đến dưới 3 tháng giảm từ 4,9%/năm xuống 4,6%/năm; từ 2 đến dưới 6 tháng giảm từ 5,4%/năm xuống 5,1%/năm, ... Mức lãi suất 8,2%/năm khi gửi online với kỳ hạn 12 tháng cũng đã biến mất.
Ở nhóm NHTMCP, hàng loạt ngân hàng cũng nhập "cuộc đua" giảm lãi suất huy động. Biểu lãi suất niêm yết mới nhất của VPBank cho các kỳ hạn trên 12 tháng đã giảm 0,2%/năm. Trong đó, lãi suất cao nhất áp dụng cho kỳ hạn 12-13 tháng chỉ còn 8%/năm, kỳ hạn từ 15-36 tháng giảm về 7,2%/năm.
TPBank cũng giảm đến 0,2%/năm lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Mức lãi suất huy động cao nhất được ngân hàng này áp dụng là 7,8%/năm dành cho khách gửi tiền online kỳ hạn 12 tháng. Trước đó, một loạt ngân hàng khác cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động như HDBank, Techcombank, OCB, CBBank, NamABank, KienlongBank, MSB, …
Cuộc đua lãi suất huy động cao thực tế đã chững lại từ cuối quý 1 năm nay, sau các động thái hạ lãi suất điều hành trong tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngoài ra, việc các ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động phần nào cho thấy thị trường đang dư thừa thanh khoản.
Từ cuối 2022 đến khoảng quý 1/2023, các ngân hàng huy động vốn nhiều, nhưng không cho vay ra được tương ứng. Tại cuộc họp tổng kết hoạt động của hệ thống TCTD tháng 4/2023, NHNN cho biết, tín dụng tăng thấp do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn; tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến ngày 20/4 mới đạt 2,57%, khoảng gần 1/3 so với mức tăng 6,42% cùng kỳ năm 2022.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế - Ngân hàng MSB, các động thái giảm lãi suất điều hành nói trên của NHNN (giảm từ 0,5% - 1%/năm) là bước đi cần thiết để các TCTD tiếp tục giảm lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế là lạm phát đang giảm, thanh khoản trên thị trường dồi dào, tỷ giá tương đối ổn định, mặt bằng lãi suất được dự báo có thể giảm thêm trong nửa cuối năm nay.
Hầu hết các nhà phân tích thị trường đều thống nhất, NHNN có thể cân nhắc giảm thêm các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tới dưới 6 tháng thêm 50 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2023 và xác suất cao là ngay đầu quý 3.
Theo đó, lãi suất cho vay cầm cố trên thị trường mở - lãi suất đóng vai trò tham chiếu trên thị trường tiền tệ, cũng có khả năng giảm theo. Củng cố cho nhận định này, mới đây, Thống đốc NHNN phát biểu tại Hội nghị ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ rằng, NHNN sẽ cân nhắc điều kiện, nếu được sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành. NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, tiết kiệm chi phí để giảm thêm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các chính sách như vậy bao giờ cũng có độ trễ, ít nhất là từ 3-6 tháng. Do đó, có thể thấy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có khả năng cải thiện từ nửa cuối năm 2023 hoặc từ quý 4 trở đi.
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%
Doanh nghiệp đề xuất Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,5%, qua đó, các tổ chức tín dụng có dư địa để tiếp tục giảm thêm lãi suất cho các doanh nghiệp.
|
Kỳ vọng lãi suất huy động tiếp tục giảm
Giới chuyên gia kỳ vọng NHNN sẽ thực hiện thêm việc giảm lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất huy động về mức thấp hơn, qua đó giúp giảm lãi suất cho vay và kích thích tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
|