Miễn thuế, giảm phí giúp công nghiệp ô tô Việt Nam "hồi sinh"
Honda CR-V được lắp ráp trở lại sau hơn 3 năm nhập khẩu Hôm nay (20/7), Công ty Honda Việt Nam (HVN) tổ chức Lễ xuất xưởng Honda CR-V 2020 tại nhà máy Vĩnh Phúc. Mẫu xe chiến ... |
Giảm phí trước bạ giúp thị trường ô tô "hồi sinh" Doanh số bán xe trong tháng 6/2020 tăng mạnh tới 26% so với cùng kỳ tháng trước. Với gần 30.000 xe được bán ra, thị ... |
Miễn thuế, giảm phí giúp hàng loạt hãng xe hơi quay lại lắp ráp |
Sau khi bệnh dịch COVID-19 được kiểm soát thị trường ô tô trong nước dần có dấu hiệu hồi phục. Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 6/2020 đạt 24.002 xe, tăng 26% so với tháng 5/2020 và giảm 13% so với tháng 6/2019.
Một yếu tố khác được đánh giá sẽ giúp thị trường ô tô trong nước khởi sắc là việc Chính phủ ban hành quyết định điều chỉnh giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô trong nước.
Nắm bắt cơ hội này, nhiều thương hiệu ô tô lớn đã gấp rút tung những con bài chiến lược của mình nhằn chiếm lĩnh thị phần.
Chỉ trong một ngày 20/7, cả Honda Việt Nam (HVN) và Mitsubishi Motor Việt Nam (MMV) đều công bố xuất xưởng những mẫu xe chiến lược của mình.
Đối với MMV là những mẫu xe ăn khách bậc nhất của hãng – Xpander, phiên bản AT lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương. Mitsubishi sẽ bán song song Xpander nhập khẩu và lắp ráp với 3 phiên bản (gồm 2 AT và 1 MT). Trong đó 2 phiên bản AT có mức giá bằng nhau, thiết kế và trang bị như nhau. Nhờ việc lắp ráp, Xpander trong nước sẽ có chi phí lăn bánh rẻ hơn khoảng 30 - 40 triệu đồng do hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ. Trước đây, mẫu MPV này được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia và được miễn thuế nhập khẩu nội khối.
CR-V 2020 được lắp ráp trở lại sau nhiều năm nhập khẩu từ Thái Lan |
Với HVN là lễ xuất xưởng mẫu CR-V 2020 phiên bản lắp ráp tại Việt Nam và sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng Việt Nam vào ngày 30/7 với 3 phiên bản L, G, E như nhập khẩu trước đó. Mẫu xe CR-V trước đây được nhập khẩu từ Thái Lan, HVN đã chuyển nhập khẩu mẫu xe này từ năm 2017 để tận dụng việc miễn thuế nhập khẩu các mẫu xe nội khối ASEAN.
Ông Keisuke Tsuruzono, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam cho biết: "Với nhà máy được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất được quản lý và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư Honda được đào tạo tại nhà máy Honda tại Nhật Bản, cùng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Honda toàn cầu, chắc chắn CR-V mới sản xuất tại nhà máy Honda Việt Nam sẽ thỏa mãn khách hàng Việt Nam".
Tính 6 tháng đầu năm 2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xe ô tô du lịch giảm 32%, xe thương mại giảm 25% và xe chuyên dụng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng dồn 6 tháng, doanh số xe lắp ráp giảm 43% trong khi xe nhập khẩu giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô giúp nền công nghiệp ô tô trong nước phát triển - Ảnh minh hoạ |
Việc các hãng xe quay lại lắp ráp là chiến lược đón đầu những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giảm 50% phí trước bạ từ ngày 28/6/2020 theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP, kéo dài hết năm nay; Miễn thuế nhập khẩu linh kiện ô tô theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/7.
Không nằm ngoài xu thế này, chỉ sau đó ít hôm thương hiệu THACO cũng tung ra thị trường mẫu SUV KIA Seltos lắp ráp với mức giá đặc biệt cạnh tranh. KIA Seltos là mẫu xe được chờ đợi nhất của KIA tại thị trường ASEAN. Trước Việt Nam, Seltos chỉ mới được phân phối tại 2 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là Singapore và Philippines.
Và cũng tương tự như những mẫu xe kể trên, KIA Seltos cũng sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% phí trước bạ từ nay đến hết năm 2020.
Theo các chuyên gia, việc quay trở lại lắp ráp của hàng loạt thương hiệu lớn là một tín hiệu rất tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và người tiêu dùng Việt. Một điểm sáng khác của những thay đổi này là sẽ tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho nền công nghiệp ô tô trong nước.
Sau nhiều thập niên được bảo hộ, nền công nghiệp ô tô trong nước đến trước năm 2019 không có nhiều dấu ấn. Theo báo cáo mới đây của Bộ Công Thương, tại Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô vẫn còn yếu kém, nguyên nhân được đánh giá là do điều kiện cần về quy mô thị trường chưa được đáp ứng. Trong khi đó, khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới. Tính đến trước thời điểm năm 2019, tỷ lệ nội địa hoá các mẫu xe hơi lắp ráp trong nước đều ở mức rất thấp chỉ trung bình từ 10 - 15% đây là mức rất thấp so với mục tiêu đã đề ra là 60% vào năm 2010. |