Mâm cỗ ngày Tết đơn giản cần những món ăn gì?
Hải Vân 21/01/2020 11:45 | Tập tục
![]() |
![]() |
Mâm cỗ ngày Tết đơn giản
![]() |
Mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người miền Bắc. (Ảnh: Nhung Ngô) |
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc tới Tết Nguyên đán. Bánh chưng gồm các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Vào những ngày cuối năm, cả gia đình quây quần bên nhau, cùng gói bánh, cùng kể nhau nghe sự tích và ý nghĩa của chiếc bánh vuông vức, rồi cùng thức trông nồi bánh chưng cả đêm. Đó là những kỷ niệm về Tết đẹp đẽ và nhớ mãi không quên của nhiều thế hệ người Việt. Ngày nay, cuộc sống hiện đại và gấp gáp hơn, nên các gia đình ở thành phố thường không duy trì tục lệ này. Ở một số địa phương, vùng quê, thì vẫn còn tồn tại.
Hành muối
Hành muối là món ăn kèm với bánh chưng, nên cũng không thể không có trong mâm cỗ ngày Tết. Vị thơm nồng, chua cay, giòn giòn của những củ hành muối khiến mâm cơm ngày Tết trọn vẹn hơn. Ngoài ra, đây cũng là món ăn chống ngấy và tăng cảm giác ngon miệng.
Nem rán
Nem rán là món ăn phổ biến và luôn xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc. Muốn làm được món này ngon, cần chú ý ngay từ khâu trộn nhân. Nhân nem cơ bản sẽ gồm miến, mộc nhĩ, nấm hương, thịt nạc vai, cà rốt, su hào, giá đỗ, củ đậu, trứng, rau thơm, hành tây. Nhiều gia đình còn cho thêm tôm để tăng thêm vị ngon cho món nem. Sau khi trộn đều các nguyên liệu, mọi người sẽ cùng cuốn nem và rán.
Thịt đông
Vì Tết Nguyên đán ở miền Bắc trùng vào thời điểm giá rét, nên món thịt đông được đặc biệt ưa chuộng và là món ăn chính trong ngày Tết thời xưa. Món được làm từ phần chân giò heo, cà tốt, mộc nhĩ, bì heo. Thịt chân giò cùng các nguyên liệu kèm theo được ninh nhừ, sau đó để đông đặc lại giống món thạch vừa đẹp, ăn lại ngon miệng, và không bị ngấy như những món ăn khác.
![]() |
Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng giao thừa, cúng gia tiên 3 ngày Tết Nguyên đán. (Ảnh: Bích Lệ Nguyễn) |
Gà luộc
Trong mâm cơm cúng giao thừa, cúng gia tiên 3 ngày Tết Nguyên đán, đều không thể thiếu món gà luộc. Gà được chọn lựa cẩn thận, chắc thịt, to vừa phải, và có màu da vàng đẹp sau khi luộc.
Giò lụa
Giò lụa cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết. Thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo xay nhuyễn. Món có thể ăn không, hoặc chấm kèm nước mắm cốt cá để tăng thêm vị đậm đà, hoặc có thể rán sơ.
Xôi gấc
Người Việt quan niệm xôi gấc có màu đỏ nên sẽ đem lại sự may mắn. Vì thế vào những ngày đầu năm mới, mâm cỗ của người Việt luôn có đĩa xôi gấc với mong muốn cả năm được may mắn, hạnh phúc. Xôi gấc ngon là khi được nấu từ gạo nếp dẻo thơm, gấc chín cây thơm bùi. Ngoài ra, người ta thường rắc đỗ xanh hoặc vừng trắng lên trên để đẹp mắt và cũng thơm ngon hơn.
Canh măng
Canh măng là món canh phổ biến vào dịp Tết cổ truyền. Măng được chọn là măng khô hoặc măng tươi, nhưng hầu hết các gia đình chuộng măng khô hơn. Nước dùng sẽ là nước luộc gà hoặc hầm xương. Bạn có thể cho thêm mộc nhĩ, nấm hương để tăng thêm vị ngon cho canh. Canh măng còn được ăn kèm miến. Phần miến được thả sau cùng và được coi là món ăn thanh mát trong những ngày Tết nạp nhiều đạm.
![]() Phong tục ngày Tết của người Việt thời xưa và những điều kiêng kị trong ngày đầu năm mới được Phan Kế Bính giới thiệu ... |
![]() Món ăn ngày Tết ở miền Bắc có bánh chưng, miền Nam có bánh tét. Người miền Bắc ăn Tết không thể không có món ... |
![]() Người chồng sẽ bị xử phạt 100.000 - 300.000 đồng nếu ép buộc vợ ở nhà rửa bát, nấu cơm, không cho vợ đi chơi ... |
Truyền hình
Đáng chú ý
VUFO gửi thư tưởng niệm cố Giáo sư Ngô Vĩnh Long

Bài viết mới
Tết Ramưwan: Lễ hội văn hóa đặc sắc của người Chăm ở Bình Thuận

Giữ gìn điệu múa sư tử mèo xứ Lạng

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.