Lý do các chuyên gia tin thị trường dầu thế giới đã qua giai đoạn suy giảm mạnh nhất
Thị trường dầu thế giới đang chứng kiến nhiều thay đổi lớn
Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang mua ước tính khoảng 90% dầu của Nga. Mỗi ngày, mỗi nước mua khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Nga.
|
Thị trường dầu thế giới ra sao sau thời gian nhiều biến động?
Giá dầu bình ổn sau khi Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định thị trường năng lượng toàn cầu đang trong trạng thái cân bằng.
|
Quá trình sụt giảm của giá dầu trong thời gian gần đây dường như đang bắt đầu có dấu hiệu sớm đảo chiều, theo nhận định của các chuyên gia dự báo về khả năng nhu cầu dầu sẽ hồi phục trong những quý sắp tới.
Trong tuần trước, giá dầu có tuần giảm thứ 3 và như vậy có khoảng thời gian giảm dài nhất trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ sớm qua đi, các chuyên gia phân tích thị trường nhận định.
“Giờ đây, dường như giá dầu đã lập đáy, có quá nhiều dấu hiệu như vậy”, đồng trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa tại Citigroup - ông Ed Morse nhấn mạnh.
Ông Morse chỉ ra thị trường hiện đang đương đầu với ảnh hưởng từ các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC+ và thế giới đang dần bước vào mùa mà nhu cầu dầu tăng cao.
Trong tháng trước, liên minh sản xuất dầu này thông báo sẽ giảm sản lượng ước tính khoảng 1,16 triệu thùng dầu/ngày. Quy định này có hiệu lực vào tháng 5/2023 và sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2023. Việc sản xuất suy giảm khiến cho nhiều chuyên gia phân tích cảnh báo giá dầu có thể tăng lập ngưỡng trên 100USD/thùng.
“Chúng tôi đang có cái nhìn lạc quan với quý 2 và quý 3, so với quý 1/2023, mọi chuyện đã tốt hơn hẳn”, ông Morse nói.
Ngân hàng ANZ tin rằng giá dầu sẽ sớm lập đáy, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày, chính vì vậy nguồn cung dầu toàn cầu sẽ vẫn thiếu hụt cho đến năm 2023.
“Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng và việc nhu cầu Trung Quốc phục hồi sẽ giúp bù lại cho việc nhu cầu tại nhiều nơi khác chững lại. Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng giá dầu sẽ sớm lập đáy”, ngân hàng ANZ nhấn mạnh trong nghiên cứu công bố ngày 8/5/2023.
Tương tự như vậy, Goldman Sachs vẫn duy trì dự báo giá dầu thô tăng cao.
“Dự báo của chúng tôi sẽ là giá dầu Brent tăng lên mức 95USD/thùng trước thời điểm tháng 12/2023 và 100USD/thùng trước thời điểm tháng 4/2024, nguồn cung dầu sẽ thâm hụt mạnh trong nửa sau của năm”, Goldman Sachs nhấn mạnh trong báo cáo công bố cuối tuần qua.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai trên thị trường London, giá dầu Brent tăng 1,74% lên 76,61USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,92% lên 72,71USD/thùng.
Tính từ đầu năm đến cuối tuần trước, giá dầu Brent đã giảm đến 8%. Phiên ngày thứ Tư, giá dầu Brent đóng cửa ở mức 72,33USD/thùng – thấp nhất tính từ tháng 12/2021, theo dữ liệu của Refinitiv. Tương đương trong khoảng thời gian đó, thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 11%.
Việc giá dầu giảm quá nhanh tạo ra nhiều mối lo kinh tế.
Ngày thứ Tư vừa rồi, Fed nâng lãi suất 0,25%, thực tế này khiến cho nhiều người lo lắng rằng tăng trưởng kinh tế chững lại sẽ có thể làm suy giảm nhu cầu năng lượng.
“Áp lực ngăn lạm phát đã buộc các ngân hàng trung ương như Fed hay ECB hành động mạnh tay, kết quả tăng trưởng nhu cầu của phần lớn các nền kinh tế trong OECD suy giảm, rủi ro suy thoái kinh tế trước mắt lớn dần”, ông Morse nhấn mạnh trong email.
Giá dầu hiện đã giảm xuống mức còn khoảng dưới 80USD/thùng từ ngưỡng hơn 120USD/thùng vào đầu tháng 6/2023 bởi những nỗi sợ về triển vọng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Vừa qua, việc lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tháng 4/2023 suy giảm cũng khiến nhiều người hoài nghi về mức độ phục hồi của nhu cầu hàng hóa tại nước này.
“Quan điểm cho rằng các thị trường dầu sẽ gặp khó trong năm nay bởi nhu cầu Trung Quốc tăng cao đang có vẻ như không còn hợp thời nữa”, ngân hàng thịnh vượng Australia (CBA) nhấn mạnh trong nghiên cứu.
“Tình trạng thiếu cung trên thị trường dầu sẽ phụ thuộc nhiều vào OPEC+, đặc biệt Nga”, chuyên gia Vivek Dhar thuộc CBA nhấn mạnh. Cho đến nay, hoạt động sản xuất năng lượng của Nga đã ổn định hơn kỳ vọng.
“Hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga vẫn ổn định dù rằng họ thông báo cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày”, trưởng bộ phận nhu cầu toàn cầu tại S&P – ông Kang Wu chỉ ra.
Đối với một số chuyên gia, những yếu tố căn bản trên thị trường dầu vật chất hiện lớn hơn thông điệp từ thị trường tương lai.
“Thay vì phụ thuộc vào những yếu tố căn bản, làn sóng bán mạnh dầu trong tuần qua có nguyên nhân trực tiếp từ những nỗi lo về nhu cầu liên quan đến rủi ro suy thoái kinh tế cũng như căng thẳng trong ngành ngân hàng Mỹ”, chuyên gia về thị trường dầu tại quỹ PVM – ông Stephen Brennock phân tích.
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank nhấn mạnh rằng những nỗi lo về nhu cầu dầu đã bị thổi phồng và rằng sẽ có những sự điều chỉnh giá trong các tuần sắp tới.
Báo cáo thị trường việc làm tốt hơn so với kỳ vọng hiện đang làm giảm đi những nỗi lo về khả năng kinh tế đi xuống trong thời gian tới. Nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ hãm tốc độ điều chỉnh lãi suất trong cuộc họp vào tháng 6/2023.
Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất của các nhà máy bất ngờ suy giảm trong tháng 4/2023 khi mà số lượng đơn hàng mới giảm và nhu cầu nội địa gây sức ép lên quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, kỳ vọng về khả năng nguồn cung giảm trong cuộc họp lần tới của Fed đã mang đến yếu tố hỗ trợ quan trọng cho giá dầu, theo chuyên gia phân tích cao cấp tại quỹ OANDA tại Singapore – ông Kelvin Wong.
Số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ, chỉ báo quan trọng về sản lượng tương lai, giảm 3 xuống 588 giàn khoan trong tuần này, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đang gây ra ảnh hưởng rõ nét lên kinh tế Mỹ
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,1% trong quý 1/2023, thấp hơn so với dự báo 2% của các chuyên gia trước đó. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ như vậy giảm đáng kể
|
Đồng USD yếu sẽ mang đến “cú huých” tăng trưởng cho kinh tế toàn cầu?
Việc Fed thắt chặt chính sách đã khiến cho đồng USD tăng mạnh trong năm ngoái lên ngưỡng cao nhất trong nhiều thập kỷ so với nhiều loại tiền tệ khác như đồng euro và đồng yên.
|