Luật Cảnh sát biển Việt nam quy định về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của CSBVN
Luật Cảnh sát biển nâng cao ý thức của Nhân dân về công tác quản lý vùng biển đảo Sau 2 năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc… |
Luật Cảnh sát biển và quá trình lớn mạnh của lực lượng Cảnh sát biển Sau gần 3 năm đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào thực tiễn cuộc sóng, Luật Cảnh sát biển đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển đảo của tổ quốc. |
Cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam tuyền truyền Luật CSB cho ngư dân |
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 41 Điều là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo Điều 13 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định tuần tra, kiểm tra, kiểm soát:
1. Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
2. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
- Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
- Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật.
- Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Luật này.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam” do Bộ Quốc phòng tổ chức bắt đầu từ 0 giờ ngày 6/9/2021 đến 23 giờ 59 ngày 6/10/2021 trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Cổng Thông tin điện tử Cảnh sát biển và đặt đường link, banner, logo để thu hút thí sinh tham gia Cuộc thi trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật/Bộ Tư pháp, Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội và website của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân; Cổng thông tin điện tử của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí khác ở Trung ương, địa phương. Bên cạnh Cuộc thi tháng, Ban Tổ chức có phát động các đợt thi tuần. |
Luật Cảnh sát biển nâng cao ý thức của Nhân dân về công tác quản lý vùng biển đảo Sau 2 năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc… |
Luật Cảnh sát biển và quá trình lớn mạnh của lực lượng Cảnh sát biển Sau gần 3 năm đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào thực tiễn cuộc sóng, Luật Cảnh sát biển đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển đảo của tổ quốc. |
Luật Cảnh sát biển - dấu mốc lịch sử trong công tác bảo vệ biển đảo Từ khi Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển đảo của tổ quốc. |