Luật Cảnh sát biển nâng cao nhận thức cho ngư dân trên biển
Luật Cảnh sát biển: Vai trò cấp thiết bảo vệ Tổ Quốc Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, nhất là việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo, buôn lậu, cướp biển, vi phạm lãnh hải trong khai thác thủy sản, hải sản… và xu thế hội nhập quốc tế, Luật Cảnh sát Biển thực sự là công cụ sắc bén, cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát Biển thực thi pháp luật trên biển, góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam. |
Cảnh sát biển Việt Nam: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển Thượng tá Lê Văn Tú - Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, Cảnh sát biển chính là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển và phát triển kinh tế. |
Từ năm 2017, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã xây dựng và triển khai mô hình công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.
Một trong những nội dung của mô hình dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" là đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về biển đảo, về Luật biển Việt Nam, về Luật biển của các nước có vùng chồng lấn, vùng biển giáp ranh để ngư dân không vi phạm. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đã được phổ biến cho hơn 10.300 lượt cán bộ, ngư dân.
Đại tá Đinh Quốc Ruân, phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 đánh giá cao hiệu quả của các mô hình này trong việc nâng cao nhận thức cho ngư dân an tâm vươn khơi, bám biển.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 1 phát tờ rơi tuyên truyền "Những điều cần biết khi đánh bắt trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ" cho ngư dân Tàu 91180 TS đang neo đậu tại khu vực âu tàu huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh). |
"Khi tổ chức ở đâu thì chúng tôi khảo sát xem ngư dân cần gì rồi vận động cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển đóng góp, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội ngay tại địa phương đó... chung tay với cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân" - đại tá Đinh Quốc Ruân, phó chính ủy Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 nói.
Ông nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là đồng hành về hoạt động khai thác thủy hải sản trên biển. Cảnh sát biển thường xuyên tuyên truyền cho ngư dân hiểu biết, nắm vững về chủ quyền quốc gia trên biển, ý thức tôn trọng Luật biển Việt Nam, Luật biển quốc tế; hiểu rõ về ranh giới tọa độ các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tuyên truyền cho ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài khi đánh bắt hải sản".
Đại tá Đinh Quốc Ruân phấn khởi cho hay thời gian qua, mô hình này đã cho thấy hiệu quả rất rõ rệt. "Nhận thức của ngư dân về luật pháp trên biển cao hơn trước. Khi ngư dân hiểu và nắm được luật biển, họ chấp hành đúng pháp luật.
Khi chấp hành đúng rồi thì cùng với cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tốt hơn. Nhận thức của ngư dân tăng lên, thông tin của ngư dân cung cấp cho cảnh sát biển cũng nhiều hơn. Ngư dân là tai mắt, là những cánh tay nối dài đến các vùng biển của cảnh sát biển.
Nhờ có bà con ngư dân mà cảnh sát biển đã phát hiện nhiều vụ việc tàu nước ngoài vi phạm pháp luật" - đại tá Đinh Quốc Ruân chia sẻ.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển Biện pháp công tác Cảnh sát biển trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một điểm mới và góp phần thực hiện có hiệu quả trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn trên biển. |
Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng trong hoàn cảnh nào? Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trên biển. |