Lợi dụng dịch virus corona sản xuất nước rửa tay giả có thể bị xử lý hình sự
Nam thanh niên TQ gom lô khẩu trang "khủng" và cơ sở sản xuất nước rửa tay giả bị xử lý |
Lợi dụng dịch virus Corona để tăng giá khẩu trang có thể bị xử phạt tới 30 triệu đồng |
Cơ sở sản xuất của bà Vân. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường) |
Ngày 8/2, Đội QLTT số 26 phối hợp với cơ quan công an kiểm tra cơ sở sản xuất nước sát khuẩn, rửa tay khô có địa chỉ tại P.1816 - CT2 Khu nhà ở cán bộ Viện Quân y 103, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì do bà Quách Thị Hà Vân làm chủ.
Đáng chú ý, bà Quách Thị Hà Vân mua cồn 90 độ, dung dịch glycerin để pha chế cùng với nước tinh khiết và đóng vào các chai, lọ bán ra thị trường.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được công bố chất lượng và đăng ký kinh doanh nên Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 10/2, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết đang củng cố hồ sơ để xử lý bà Quách Thị Hà Vân (ở huyện Thanh Trì) về hành vi tự sản xuất nước rửa tay, sát khuẩn không đảm bảo chất lượng, không đăng ký kinh doanh.
Trong khi dịch virus corona đang có diễn biến phức tạp, nhiều người bày tỏ sự bức xúc, đồng thời thắc mắc hành vi của bà Vân sẽ bị xử lý ra sao?
Chia sẻ với Zing, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, bà Vân mua cồn 90 độ để pha chế, sản xuất nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay bán trục lợi trong hoàn cảnh cả xã hội đang phòng chống dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên cần xử lý nghiêm.
Hành vi này đã xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, quyền được bảo hộ về sở hữu trí tuệ, kinh doanh đúng đắn của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất.
Với chứng cứ thu thập được, bà Vân đã có hành vi làm giả hàng hóa, sản phẩm nước rửa tay khô. Để kết luận loại nước này nguy hại ra sao cần kết luận giám định của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, chủ cơ sở không có đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng nên hàng hóa làm ra sẽ không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa.
Quá trình điều tra, nếu xác định số tiền người phụ nữ trục lợi dưới 30 triệu đồng thì sẽ xử phạt hành chính theo Điều 10 Nghị định 185/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự nếu trị giá hàng hóa làm giả theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 30 triệu đồng trở lên.
Người bị truy cứu theo Điều 192 Bộ luật Hình sự sẽ bị phạt tiền tối đa 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù cao nhất 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.
Hoãn khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2020 - Hoa Lư vì dịch virus corona Do tình hình dịch bệnh gây ra bởi virus corona diễn biến phức tạp, lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2020 - Hoa ... |
TP.HCM: Nếu dịch virus corona lan rộng, sẵn sàng miễn phí thực phẩm Nhằm ứng phó với dịch virus corona, Sở Công thương TP.HCM cho biết sẽ phối hợp đảm bảo cung - cầu các mặt hàng lương ... |
Tung tin giả về dịch virus corona, một thanh niên bị phạt 10 triệu đồng Vì tung tin giả về dịch virus corona, một thanh niên 24 tuổi bị cơ quan chức năng phạt 10 triệu đồng. |