Lễ hội sầu riêng Prông Pắk thu hút người dân và du khách
Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch thu hút khách quốc tế Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong những tháng cuối năm, ngành du lịch Hà Nội tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tạo tour mới lạ, hấp dẫn... |
Lễ hội Đền Cửa Ông năm 2022: Thu hút hàng nghìn du khách thập phương Sáng 28/8 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông, UBND thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã tổ chức khai hội Đền Cửa Ông năm 2022. Lễ hội Đền Cửa Ông tháng 8 năm nay diễn ra với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của người dân sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. |
Quãng đường từ thành phố Buôn Ma Thuột tới trung tâm huyện Krông Pắk dài hơn 30km ngày hôm nay nhộn nhịp hơn hẳn những ngày thường. Những chuyến xe khách, xe con và cả xe máy với biển số từ nhiều tỉnh thành tấp nập đổ về thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk, khiến nhiều thời điểm một số đoạn đường trên Quốc lộ 26 bị ách tắc.
Người dân, du khách hào hứng đến với lễ hội sầu sầu riêng lần đầu tiên tại nước ta. |
Chị Lê Thị Thu Hường cùng gia đình và bạn bè từ tỉnh Vĩnh Phúc đến thành phố Buôn Ma Thuột du lịch dịp nghỉ lễ tình cờ nghe đến lễ hội sầu riêng đã quyết định thay đổi lịch trình, đến với lễ hội.
Lần đầu tiên tận mắt thấy cây sầu riêng, chị Hường hào hứng chia sẻ: “Lúc đầu, điểm đến của chúng tôi không phải đến đây mà đến Buôn Ma Thuột và Gia Lai. Sau đấy biết thông tin trên mạng xã hội có lễ hội sầu riêng Krông Pắk thì chúng tôi đã chuyển hướng. Đến đây tôi thấy rất ấn tượng, bởi vì lần đầu tiên được nhìn thấy cây sầu riêng và cũng đang háo hức chuẩn bị được thử trái sầu riêng ở tại Krông Pắk”.
Sầu riêng ở Krông Pắk đã phát triển gần 20 năm, trở thành một ngành hàng đặc thù, một thương hiệu nổi tiếng, tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động và đã giúp nhiều gia đình khấm khá, đổi đời. |
Cùng với du khách, người dân tại tỉnh Đắk Lắk cũng rất háo hức khi đến với lễ hội lần đầu tiên của loại trái cây đặc sản này. Anh Hồ Bá Hoàng, ở huyện Cư M’gar đến với lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắk dành lời khen không ngớt cho lễ hội khi đã tổ chức vào thời điểm dịch Covid-19 đã qua đi và đúng vào dịp nghỉ lễ dài ngày. Từ đó, giúp nhiều người có thời gian và cơ hội tham gia để trái sầu riêng được quảng bá rộng rãi hơn.
“Sau dịch Covid, người dân cũng muốn đi lại cho nên tổ chức vào dịp này tôi thấy rất có ý nghĩa. Thực chất, cây sầu riêng được mọi người biết đến nhiều rồi nhưng có một lần quảng bá như thế này nữa thì rõ ràng trái sầu riêng sẽ được mọi người yêu mến hơn, để trái sầu riêng không chỉ trong nước mà ngoài nước biết đến, công tác xuất nhập khẩu thuận lợi hơn”.
Vui hơn cả là bà con nông dân trồng sầu riêng ở huyện Krông Pắk. Trải qua gần 20 năm phát triển, cây sầu riêng ở đây đã trở thành một ngành hàng đặc thù, một thương hiệu nổi tiếng, tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động và đã giúp nhiều gia đình khấm khá, đổi đời.
Gia đình bà Phạm Thị Phương, ở thôn 19/5, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk có 1ha trồng sầu riêng xen trong vườn cà phê. Bà cho biết, cây sầu riêng trong vùng được trồng vào khoảng những năm 2002-2004, khi giá cà phê đã rớt xuống thê thảm trong nhiều năm. Thời điểm ấy, trồng sầu riêng chỉ mong được giá từ 7-10.000đồng/kg là đã có lãi gấp 3-4 lần cây chủ lực cà phê. Việc đầu tư của bà con đã thành công ngoài mong đợi khi nhiều năm qua, giá sầu riêng thường ổn định ở mức 40-60.000đồng/kg, một ha sầu riêng đem lại nguồn thu trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm. Dịp lễ hội, người dân, du khách đến với Krông Pắk ghé thăm những vườn sầu riêng càng khiến bà con nông dân phấn khởi. Không chỉ bán sản phẩm, bà con còn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm trồng, chăm sóc loại cây này.
“Lễ hội thì dân trồng sầu riêng hào hứng rồi, bởi vì có thương hiệu, mọi người đều biết tới. Lễ hội họ vào, họ coi vườn sầu riêng rồi họ mua sầu riêng chín. Nhiều người chưa có sầu riêng thì họ hỏi mình cách thức ra đọt, rồi làm quả sao đó thì mình biết cái gì mình bày cho họ cái đó” - bà Phạm Thị Phương chia sẻ.
Dù không phải là vùng trồng sầu riêng lớn nhất hay sớm nhất ở nước ta, nhưng huyện Krông Pắk lại là địa phương đầu tiên tổ chức lễ hội về loại trái cây đặc sản này. Lễ hội được tổ chức vào chính vụ và đúng dịp nghỉ lễ dài ngày giúp cho nhiều người có cơ hội đến tham quan, trải nghiệm và thưởng thức trái sầu riêng. Từ đó, giúp ngành hàng đặc thù này càng có thêm cơ hội quảng bá đến người dân và du khách.