Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút đông đảo khách hành hương
Nhiều chương trình hấp dẫn tại Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc lần thứ IV Tối 8/10, UBND huyện Trùng Khánh tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2022. |
500 người tham gia lễ rước kiệu đức Thánh Không Lộ Thiền Sư tại lễ hội chùa Keo Hàng năm, chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình)tổ chức hai mùa lễ hội, hội Xuân và hội Thu. Nếu như lễ hội chùa Keo mùa xuân diễn ra trong 1 ngày mùng 4 tháng Giêng, thì lễ hội chùa Keo mùa thu diễn ra từ ngày 10 - 15-9 âm lịch. Năm nay, lễ hội mùa thu tổ chức trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng mỗi ngày vẫn có hàng nghìn người dân, phật tử và du khách trẩy hội dâng hương, vãn cảnh chùa và chiêm bái Bảo vật Quốc gia Hương án chùa Keo. |
Lễ nghinh thần, rước sắc phong và Bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về Dinh Thầy Thím. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN |
Đây là nghi lễ quan trọng, thu hút đông đảo khách hành hương, người dân địa phương tham gia và là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Dinh Thầy Thím năm 2022.
Là một trong 5 lễ hội văn hóa tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận chọn để phục vụ phát triển du lịch của địa phương, Lễ hội Dinh Thầy Thím mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân khoảng hơn 130 năm qua, đó là nhân vật Thầy Thím.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng đến nay Lễ hội Dinh Thầy Thím vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành các nghi lễ tạo nên một không gian linh thiêng, huyền ảo, cùng với các trò chơi dân gian, hội thi, hội diễn… hấp dẫn theo tập tục có từ lâu đời của cộng đồng người dân địa phương. Lễ hội Dinh Thầy Thím trở thành lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của người dân nhiều tỉnh, thành phố lân cận ở khu vực phía Nam.
Lễ nghinh thần, rước sắc phong và Bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về Dinh Thầy Thím. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN |
Diễn ra trong 3 ngày (ngày 9 - 11/10), Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc. Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…Phần hội gồm các trò chơi dân gian đậm nét miền biển như: trò chơi khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co, thi đấu cờ người, làm bánh…Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, ca nhạc tạp kỹ và trưng bày hình ảnh về sự tích Thầy Thím…
Theo Ban Tổ chức lễ hội, sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay lượng du khách về dinh rất đông. Không chỉ trong ngày diễn ra lễ hội mà từ đầu tháng 9 âm lịch du khách, người hành hương đã tìm về dinh để xin lộc, cúng bái, cầu mong một năm no ấm, bình yên, tiêu trừ bệnh tật.
Lễ hội Dinh Thầy Thím năm nay được tổ chức trong không khí hân hoan, náo nhiệt hơn mọi năm vì năm 2022, Lễ hội Dinh Thầy Thím được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi danh và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là dịp kỷ niệm 25 năm Dinh Thầy Thím được công nhận Di tích cấp quốc gia (27/9/1997 - 27/9/2022).
Lễ nghinh thần, rước sắc phong và Bằng công nhận di tích từ Mộ Thầy về đến Dinh Thầy Thím. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN |
Ban Tổ chức đã bố trí khu sinh hoạt cộng đồng để khách hành hương có không gian rộng để nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi… Đồng thời, Ban Quản lý Dinh phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, khắc phục tối đa nạn ăn xin, bán hàng rong chèo kéo du khách.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, Lễ hội Dinh Thầy Thím đã trở thành “điểm đến” hu hút du khách. Không chỉ đến dịp Lễ hội mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có hàng nghìn lượt khách đến hành hương kết hợp du lịch. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến Dinh Thầy Thím ngày càng tăng lên, ước đón khoảng 600 nghìn lượt khách mỗi năm.
Tái hiện lễ rước cổ truyền với gần 500 người tham gia tại Lễ hội chùa Keo Thái Bình Mọi công việc chuẩn bị cho buổi khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Thu (lễ hội chính trong năm) tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đến nay đã cơ bản hoàn tất. Đây là lễ hội lớn cấp vùng với nhiều nét văn hóa riêng có của vùng lúa nước châu thổ sông Hồng còn được bảo lưu, gìn giữ. |
Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều, nét văn hóa đậm đà bản sắc Hàng năm, vào ngày 11 đến 14/7 âm lịch, người Bru- Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) lại long trọng tổ chức lễ hội Trỉa lúa truyền thống. Phần lễ trang nghiêm và đậm đà bản sắc, phần hội đoàn kết sum vầy. Đồng bào lại gửi gắm mong ước cho cây trĩu bông, chắc hạt vụ mùa bội thu. |