Lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức ở đâu?
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết của tỉnh nào? Chim yến là biểu trưng của tỉnh nào? Núi Đá Bia là biểu trưng của tỉnh nào? |
Lễ hội Bà Thu Bồn
Hỏi:
Lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức tại tỉnh nào?
A. Quảng Ninh
B. Ninh Thuận
C. Quảng Nam
D. Quảng Bình
Đáp án:
C. Quảng Nam
Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
Lễ hội Bà Thu Bồn (Ảnh: Báo Quảng Nam). |
Đơn vị hành chính trực thuộc của tỉnh Quảng Nam
Hỏi:
Tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?
A. 20
B. 19
C. 18
D. 17
Đáp án:
C. 18
Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố: Tam Kỳ, Hội An; 1 thị xã: Điện Bàn và 15 huyện: Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.
Tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Kinh tế đô thị). |
Di sản văn hóa thế giới của tỉnh Quảng Nam
Hỏi:
Tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án:
B. 2
Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm1988 (ngày 4 tháng 12), UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Phố cổ Hội An (Ảnh: Tổ quốc). |
Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh: Du lịch). |
Những lễ hội của tỉnh Quảng Nam
Hỏi:
Ngoài lễ hội Bà Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam còn những lễ hội nào?
A. Lễ hội Bà Chiêm Sơn
B. Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được
C. Lễ hội Nguyên tiêu
D. Cả 3 lễ hội trên
Đáp án:
D. Cả 3 lễ hội trên
Lễ hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã Duy Trinh, huyện. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng - Nguyễn Thị Đẳng Thần".
Lễ hội Nguyên tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.
Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Ảnh: Kiểm kê di sản). |
Hỏi:
Đảo Cù Lao Chàm được UNESCO trao tặng danh hiệu gì?
A. Khu dự trữ sinh quyển thế giới
B. Khu du lịch cấp quốc gia
C. Khu du lịch cần bảo tồn
D. Không có danh hiệu gì
Đáp án:
A. Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Đảo Cù Lao Chàm - Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.
Đảo Cù Lao Chàm (Ảnh: Du lịch). |
Xem thêm
Tỉnh nào có nghĩa là “Làng Hồ”? Đây là một tỉnh thuộc vùng cực Bắc Tây Nguyên của Việt Nam, xưa tên tỉnh có nghĩa là “Làng Hồ”. |
Tỉnh nào mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”? Ca dao có câu: "…là xứ Trầm Hương/ Non cao biển rộng, người thương đi về". Nơi đây mệnh danh “xứ trầm hương” nổi tiếng ... |
Tỉnh nào nằm ở cực Bắc của Việt Nam? Đây tỉnh ở cực bắc Việt Nam, được lập tháng 12/1975. |
Cà phê là đặc sản của tỉnh nào? Đây là tỉnh thuộc Tây Nguyên, hiện có diện tích gieo trồng cà phê lớn nhất cả nước. |
Sóc Bom Bo ở tỉnh nào? Đây là địa danh gắn liền với người dân tộc S'tiêng và được nhắc đến trong bài hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của ... |