Lao động nam được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con như thế nào?
Đóng BHXH bao nhiêu tháng thì được hưởng chế độ thai sản? |
Người lao động bị cách ly do virus Corona có được hưởng chế độ BHXH? |
(Ảnh minh hoạ: Shutter Stock) |
Theo quy định tại điều 38 Luật BHXH năm 2014 thì trường hợp người mẹ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con (hiện tại mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng, từ ngày 1/7/2017 là 1.300.000 đồng). Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH là người cha phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 636/QĐ-BHXH thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng bao gồm:
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Ngoài hồ sơ nêu tại Điểm 2.1 trên, có thêm:
- Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH, gồm:
Hồ sơ theo quy định tại Điểm 2.1, Tiết 2.2.1 Điểm 2.2 Khoản 2 Điều này;
- Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).”
Như vậy, theo quy định trên hồ sơ nhận trợ cấp thai sản cho lao động nam khi vợ sinh con bao gồm:
– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;
– Giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này; và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đóng BHXH bao nhiêu tháng thì được hưởng chế độ thai sản? Người lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tháng thì được hưởng chế độ thai sản, đóng bảo hiểm xã hội ngắt ... |
Điều kiện được hưởng và chưa được hưởng chế độ thai sản của lao động năm 2020 Năm 2020, người lao động nam và lao động nữ đóng BHXH và phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định dưới đây ... |
Vợ sinh con, chồng được hưởng gần 3 triệu đồng trợ cấp thai sản Theo Nghị định mới của Chính phủ, từ ngày 1/7/2019 khi vợ sinh con, chồng sẽ được hưởng thêm nhiều chế độ thai sản về ... |