Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:00 | 14/02/2016 GMT+7

Ký sinh bên dòng sông Mẹ

aa
Lần cuối cùng ngoại tôi sang sông, để rồi bỏ sông luôn dễ đã một phần tư thế kỷ. Đó là một buổi chiều không nắng cũng không mưa.

ky sinh ben dong song me

Cửa sông Cái Nha Trang từ trên cao. Ảnh: TL.

Sông gắn theo chiều dài cuộc đời của ngoại là con sông Cái Nha Trang. Ngoại từ phù sa sang định cư bên này sông, và sang sông lần đầu lúc nào chắc chẳng còn ai nhớ.

Hôm đưa tiễn ngoại sang sông lần cuối, lúc lên bờ, tôi và thằng em con đầu của cậu Tám phải khiêng ngoại, đi từ bến cho đến nơi yên nghỉ, bằng cây đòn tre dài. Vì đường trắc trở, xe máy kéo còn chạy không lọt. Ngoại nhẹ tênh ngày về, nên hai đứa cháu không phải đổi vai.

Lần đầu ngoại sang sông

Hồi đó vùng đất ngoại định cư – Ngọc Hội – chắc là đất hoang. Ông bà ngoại dọn đất và chừa một khoảng trống cất nhà, chung quanh trồng dừa. Mé sông trồng tre chống xói mòn, vì Ngọc Hội là bên lở. Dầu vậy, ông bà vẫn tiếp tục làm ruộng bên kia sông.

Tôi sinh ra và được rửa tội ở nhà thờ giáo xứ Chợ Mới, nằm cách con sông một đỗi đàng. Lớn lên cỡ lớp ba, lớp tư, cả nhà từ Sài Gòn dọn về định cư ở Đồng Đế. Lúc đó tôi mới biết quê ngoại có một con sông. Lâu lâu, nhớ cháu, ngoại thường đi bộ từ nhà xuống Đồng Đế.

Cặp theo mấy quả ổi sẻ chín thơm lừng cho cháu. Nhà ngoại ở gần lắm cây cầu sắt xe lửa nối hai bờ sông Cái. Mỗi lần ngoại muốn đi, bà nhờ con cháu bơi ghe đưa bà từ bờ bên này đi xéo đến bờ bên kia chỗ chân cầu sắt. Bà lên cái bến nhỏ ở đó. Rồi men theo đường xe lửa đi về hướng bắc.

Đến nhà thương phung núi Sạn, có một con đường đất để đi tới Đồng Đế. Tôi cũng thường được phép đi bộ với bà từ Đồng Đế về Ngọc Hội. Tới chân cầu sắt, chỉ một tiếng hú của bà, bên bờ kia có người bơi ghe ra đón hai bà cháu. Ngồi trên ghe sang sông lúc ấy thật thấy khoan khoái làm sao.

Tre ngoại trồng cứu ngoại

Những chắt chiu của bà suốt một đoạn đời dài mới xây nên được căn nhà ngói. Rồi một trận lũ mấy năm sau khi cất nhà đã xoáy vào bên trong bụi tre, xoáy luôn vào cái móng cao trên một thước của ngôi nhà. Làm sập nửa căn với một cái hố sâu lớn.

Lúc đó nước cuốn ngoại ra khỏi nhà. Nhưng bụi tre đã giữ người lại. Ngoại bám vào một thân tre chịu trận. Cho đến khi cậu Tám tôi liều mạng bơi ghe vượt dòng lũ, cứu ngoại vào.

Dòng sông ấy mỗi năm có một mùa lũ. Sông có độ cao trung bình 548m, độ dốc trung bình 22,8%. Môđun dòng chảy mùa lũ là 240 l/s.km2, gấp 10 – 13 lần mùa cạn. Mùa lũ tuy cực nhưng lại là một mùa vui. Nào là tìm thế sông để vớt củi. Củi trên nguồn trôi xuống nhiều lắm.

Mỗi mùa củi vớt và củi dừa trong vườn nhà ngoại đủ để xài quanh năm. Tối tối, thời tôi còn học đại học cộng đồng Duyên Hải, tôi cùng một người em con cậu Mười khiêng ghe lưới ngược dòng sông lên một đỗi xa. Rồi từ đó, mới lên ghe thả xuôi dòng xeo xéo sang đến bờ đập Phù Sa.

Ở đó lại khiêng ghe thả xuống bên kia đập và theo con kênh đó bơi vào trong ruộng. Nước ngập ruộng mênh mông. Nhưng ngập không sâu. Từ đó hai anh em thả lưới bắt cá. Cá chốt, cá trê ban đêm nhiều. Thỉnh thoảng cá trầu. Hừng sáng, cá rô nhiều. Những bữa cơm trộn bắp ăn với cá đồng vào ngày mưa sao mà ngon.

Dòng sông ấy mỗi năm cất đi ba bốn linh hồn. Do chìm đò. Hoặc do nôn nóng đi học, bọn trẻ thấy nước cạn lội sang sông rồi hụt chân. Mỗi lần có người chết đuối, cậu Tám thường lùa hết những ai có mặt ở nhà và hàng xóm ra sông cùng nắm tay nhau lặn xuống để vớt kẻ xấu số lên.

Tôi có mặt một hai lần trong những chuyến ấy. Và thường chỉ có mình cậu Tám tìm thấy xác nhiều lần nhất. Vậy mà, khi cùng vợ và đứa con gái sang sông, chẳng may lật ghe, cậu chỉ kịp cứu đứa con gái. Và người vợ cùng chung số phận với vợ nhà thơ Hữu Loan.

Dòng sông ấy cũng phụ giúp gia đình cậu Mười mười mấy miệng ăn quanh năm. Nhờ con cá, con cua cậu và đứa con trai lớn của cậu lưới được. Dòng sông ấy mùa cạn, ngoại và dì và mợ và mấy đứa cháu gái thường bơi ghe xuống những bãi cát gần cầu Hà Ra sàng bắt giắt – một loại nhuyễn thể hai mảnh nhỏ. Về nấu lá me. Nhẩn nha ăn thay cơm độn bắp.

Rồi còn bắt ốc gạo – con ốc bé bằng viên bi đùm xe đạp. Thời gian rảnh nhiều nên, các bà có thể ngồi cả buổi lể những con ốc bé xíu hấp sả ớt, chấm mắm gừng. Mùa cạn, mấy ông nhậu còn ra những bãi cát lòng sông cào lịch. Hôm nào lịch nhiều thì bữa nhậu kéo đến khuya…

Khi nào ghe hư, cần tre là các cậu bơi ghe lên nguồn. Tôi chưa theo lên nguồn bao giờ. Nhưng tôi độ chừng cao lắm là các cậu lên đến thác Đồng Trăng. Ở đó họ chặt tre, bè về xuôi để đan ghe…

* Mẹ, là tiếng gọi da diết nhất trong cuộc đời mỗi người, lúc vọng tưởng, khi hiện hữu cạnh bên, cũng có khi trong ta bỗng có lời kêu vang trong lòng: Mẹ ơi!

* Trên khắp quê hương Việt Nam với rất nhiều dân tộc sống chung nhau, “Mẹ” là tiếng chung nhưng âm ngữ địa phương thì khác. Thầy và U hay Bu là cách gọi bố mẹ ở đồng bằng Bắc bộ. Bầm, Bủ là cách gọi mẹ ở một số tỉnh miền núi, hoặc Thanh Nghệ Tĩnh. Dân tộc Tày gọi là Mé và Ké, có thể gọi là ông Ké, bà Ké. Mé là mẹ, Ké là người già. Khi có con cái, thì người ta gọi bố mẹ là ông bà, xưng con, có mặt con mình, thì gọi ông bà xưng cháu. Cha và Mẹ là cách dùng thông thường của nhà có học (nhà Nho xưa), cũng có thể dùng phổ biến. Ở miền Trung, gọi là Bõ, là Bố. Bố có nghĩa là to. Bố mẹ, tiếng cổ là Bố Cái, Cái là mẹ (ông Phùng Hưng mang danh là Bố Cái đại vương), thời hiện đại (tân thời) Pháp thuộc gọi là Ba Me, Ba Mợ. Hay có một danh sách liệt kê tiếng mẹ các vùng miền như sau: Bu (Thái Bình), Bầm (Bắc Ninh), U (Hà Nam), Mạ (Huế), Má (Nam bộ), Đẻ, Cái.

* Mẹ, ở Việt Nam, có rất nhiều cách gọi, nhưng trong sâu thẳm nỗi lòng mỗi người con Việt, nhất là của kẻ xa xứ khi nhớ về đất nước, mẹ không chỉ là người, là nơi chốn đã sinh ra mình, mà còn mang cả nỗi đau thương mang trọn kiếp người mà mình không thể chối từ.

ky sinh ben dong song me

Việt Nam có cả thảy bảy con sông Cái. Người Thái thường gọi là sông Mẹ.

Sông Cái – tên cổ của sông Hồng.

Sông Cái Quảng Nam, tên gọi đoạn trung lưu của sông Vu Gia, trong cùng hệ thống với sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam,
bắt nguồn từ vùng biên giới Việt – Lào, nối với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc.

Sông Cái Quy Nhơn ở tỉnh Bình Định, đổ ra vịnh Quy Nhơn, đoạn trung lưu là sông Hà Giao, đoạn thượng lưu là sông Đắc Cron Bung.

Sông Cái Ninh Hoà (sông Dinh Khánh Hoà), tỉnh Khánh Hoà.

Sông Cái Nha Trang ở tỉnh Khánh Hoà, qua thành phố Nha Trang, rồi đổ ra vịnh Nha Trang.

Sông Cái Phan Rang ở tỉnh Ninh Thuận, qua thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, rồi đổ ra vịnh Phan Rang.

Sông Cái Phan Thiết (sông Quao), bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng, chảy trong huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, rồi đổ ra vịnh Phan Thiết.

Theo Ngữ Yên-TGTT

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Hồi ức Tết xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Anh

Hồi ức Tết xưa qua ống kính của nhiếp ảnh gia Anh

Năm 1993, nhiếp ảnh gia người Anh Andy Soloman lần đầu đến Việt Nam và trải nghiệm Tết Nguyên đán. Trong chuyến đi này, ông đã ghé thăm những địa điểm mang dấu ấn văn hóa Việt như: chợ hoa Công viên Thống Nhất, làng pháo Bình Đà và lễ hội pháo hoa Đồng Kỵ.
Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Gần trọn cuộc đời, ông Hà Hữu Thể (ở thôn Mông Phụ, làng cổ Đường Lâm, huyện Sơn Tây, Hà Nội) đã gắn bó với công việc làm tương. Với ông, làm tương không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là cách giữ gìn hồn quê, truyền thống văn hóa của cha ông.
Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Những ngày Giáp Tết Ất Tỵ 2025, căn nhà của ông Trần Anh Phong (ở phố Hai Bà Trưng, thành phố Nam Định) càng trở nên tấp nập, rộn rã. Mỗi người một việc, nhưng tất cả đều tỉ mỉ, trau chuốt cho từng công đoạn để hoàn thành việc chế tác đầu lân, sư, rồng phục vụ cho những ngày lễ, Tết.
Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Triển lãm "Riêng một con đường" của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Hán Việt.

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quân đội tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng "thế trận lòng dân"

Chiều 02/7, dự Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá tình hình công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, quân đội đã bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh cả trong nội địa, biên giới, không gian biển, trên không và không gian mạng; thực hiện tốt chức năng, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.
Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Thống nhất tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal tại Hà Nội

Đoàn công tác của Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal (Hội) do TS Trần Anh Tuấn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, vừa đến Bangkok (Thái Lan) để làm việc với Đại sứ quán Nepal tại Thái Lan kiêm nhiệm địa bàn Việt Nam. Chuyến đi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và thống nhất kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nepal.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Thêm nhiều địa điểm giải quyết thủ tục đất đai tại Hà Nội từ tháng 7

Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 01/7/2025, nhiều thủ tục đất đai sẽ được tiếp nhận tại các chi nhánh. Thay đổi này nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Phiên bản di động