Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13 sẽ khai mạc ngày 21/3
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Sáng 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, điểm mới tại kỳ họp là Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Quốc hội cũng sẽ quyết định kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020; kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 (bao gồm: mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020); kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Một công việc quan trọng tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ xem xét báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chính phủ, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Liên quan đến xây dựng pháp luật, ông Phúc thông tin, về dự án Luật Biểu tình, sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định vẫn trình đúng hạn thì Chính phủ chưa có ý kiến là có trình ra Quốc hội kỳ tới hay không.
Thời gian dành cho nội dung này dự kiến là 3 ngày rưỡi.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì thời gian này là ít. Ông Sơn cũng đề nghị nên bố trí truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi nội dung này.
Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 13 dự kiến sẽ diễn ra trong 16 ngày (không kể ngày nghỉ), khai mạc ngày 21/3 và bế mạc ngày 9/4.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: “Còn mặt này mặt khác, nhưng Quốc hội tự hào là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đừng nên dùng hai từ “xuất sắc”, nghe kêu quá, kiêu căng quá” “Quốc hội đừng dùng hai từ xuất sắc” Chiều 23/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá 13 của Quốc hội, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trình bày dự thảo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khái quát, Quốc hội khóa 13 đã phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, hoạt động có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Như “đinh đóng cột” “Quốc hội khóa 13 có vinh dự và đã hoàn thành xuất sắc trọng trách thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 - Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, ghi đậm dấu ấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 trong lịch sử lập hiến của nước ta”, ông Phúc nhấn mạnh. Theo báo cáo, Quốc hội nhiệm kỳ này cũng đã hoàn thành khối lượng công việc lập pháp rất lớn, thông qua 100 luật, bộ luật; 10 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Đặc biệt, ngay sau khi Hiến pháp mới được thông qua, trong thời gian ngắn, Quốc hội đã tập trung xem xét, thông qua hầu hết các bộ luật lớn, các đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực tư pháp, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, an sinh xã hội. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa ngày càng có chất lượng, giảm dần tính hình thức, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vì lợi ích của quốc gia, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, hoạt động của Quốc hội đã phát huy dân chủ, tính công khai minh bạch trong các quyết định của Quốc hội ngày càng được nâng cao, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ. Quốc hội hoạt động ngày càng thực chất hơn và hiệu lực của các quyết định ngày càng cao, như “đinh đóng cột”, ông Ksor Phước khái quát. Về hạn chế, ông Ksor Phước cho rằng, có những việc tiếng nói cử tri đập rầm rầm đến cửa Quốc hội rồi, nhưng Quốc hội vẫn chưa xử lý được. Chẳng hạn tắc đường ngày càng nghiêm trọng, chứ không phải giảm. Nổi lên nữa là yếu kém trong quản lý tài chính ngân sách, nợ công báo động rồi, nhưng tỷ lệ nợ tăng dần, ông Ksor Phước sốt ruột. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý, báo cáo không nên kể lể đã làm được cái gì, mà nên xem kết quả thế nào và mở ra cái gì. Theo Chủ tịch, thành công nhất của Quốc hội khoá 13 là được nhân dân đồng tình ủng hộ, sau mỗi kỳ họp đi tiếp xúc cử tri, nhân dân đều công nhận cả 10 kỳ họp đều thành công tốt đẹp. “Còn mặt này mặt khác, nhưng Quốc hội tự hào là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đừng nên dùng hai từ “xuất sắc”, nghe kêu quá, kiêu căng quá”, Chủ tịch nhận xét. Còn “chưa đúng chuẩn mực” Đánh giá về đại biểu Quốc hội, dự thảo báo cáo nêu, các đại biểu đã cơ bản phát huy tốt vai trò, trách nhiệm người đại biểu nhân dân, tích cực tham gia hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên. Ông Phúc trình bày: “Đặc biệt, các vị đại biểu Quốc hội thực sự trở thành trung tâm của các kỳ họp, phát huy cao trách nhiệm trước Tổ quốc, nhân dân trong thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể hiện chính kiến rõ ràng, trách nhiệm, thẳng thắn, công tâm. Các đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng ngày càng khẳng định rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội…”. Tuy nhiên, hoạt động của một số đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì còn có những hạn chế nhất định. Như, gặp khó khăn về bố trí thời gian, các điều kiện bảo đảm hợp lý để thực hiện nhiệm vụ với tư cách cá nhân của đại biểu; còn lúng túng trong hoạt động giám sát, nhất là giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri, chưa chủ động đưa ra sáng kiến lập pháp hoặc tự giám sát những vấn đề mình quan tâm. Một số đại biểu Quốc hội chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại kỳ họp Quốc hội, còn một số đại biểu Quốc hội chuẩn bị nội dung phát biểu chất lượng thấp. Kỹ năng hoạt động của một số còn hạn chế. Dự thảo báo cáo cũng nêu rõ, có đại biểu thiếu bản lĩnh, thiếu trung thực, có những phát ngôn chưa đúng chuẩn mực, thậm chí có đại biểu vi phạm pháp luật gây mất niềm tin, sự kỳ vọng, tin tưởng của cử tri và nhân dân cả nước. Cụ thể, Quốc hội đã tiến hành một cách dân chủ, công khai, đúng pháp luật việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An (tại kỳ họp thứ 3) và bà Châu Thị Thu Nga, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội (tại kỳ họp thứ 9). Đề cập việc hai đại biểu bị bãi nhiệm nói trên, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bình luận: “Việc này do đầu vào không chặt chẽ”. Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị đánh giá cụ thể hơn, vì nếu nói chung chung như vậy thì “hơi nặng nề”. |
Theo VnEconomy