Kỳ 1: Chuyến tàu đại đoàn kết
Gần 100 bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam được trưng bày tại Hà Nam Chiều 21/4, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức triển lãm lưu động “Tư liệu và bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. |
Đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao vừa phối hợp với Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức chương trình đoàn kiều bào thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 từ ngày 18 đến 23/4 với sự tham dự của hơn 47 kiều bào đến từ 22 quốc gia trên thế giới. |
6 năm chờ đợi Trường Sa
Sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng anh Vương Hữu Nghĩa, kỹ sư điện tử, luôn ao ước được một lần đặt chân tới Trường Sa. Những năm qua, anh đọc khá nhiều sách, tài liệu, tham gia các buổi chiếu phim, hội thảo, lắng nghe các nhà báo và nhà làm phim kể chuyện về Trường Sa và trên các mạng xã hội… Đặc biệt, mỗi lần Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp ra thông báo về hành trình đến Trường Sa, anh đều đăng kí ngay lập tức. Sau 6 năm chờ đợi, mong ước của anh mới thành hiện thực.
“Khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chấp thuận, tôi ngỡ ngàng, không tin niềm mơ ước bấy lâu nay của mình giờ đã thành hiện thực. Rồi ngày lên máy bay về nước, đặt chân lên tàu ra biển và lên đảo... Khó nói hết cảm xúc lắm, chỉ có thể nói là tôi đã thực sự được trở về”, anh Nghĩa nghẹn ngào.
Đoàn kiều bào chia tay chuẩn bị lên tàu Trường Sa 571 ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1. |
Làm công việc kinh doanh, nhưng chị Võ Thị Diễn, kiều bào Đức, đã quyết định gác lại mọi công việc về nước tham gia chuyến đi Trường Sa. Mấy ngày bay về nước, chị Diễn hầu như thức trắng đêm vì hồi hộp, háo hức.
“Cứ nghĩ đến hình ảnh các cán bộ chiến sĩ Trường Sa là tôi không thể nào chợp mắt được. Lúc nào cũng nhìn đồng hồ, chỉ chờ lúc bước lên tàu”, chị Diễn chia sẻ.
47 kiều bào là 47 tâm trạng từ hồi hộp, xúc động, tự hào... nhưng họ chung một tâm nguyện mong cho chuyến hải ngắn lại để được thực sự đặt chân lên Trường Sa.
Chất keo dính kết mọi người
“Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu”, tiếng loa phát thanh của tàu 571vang lên khiến anh Nguyễn Anh Tú, kiều bào Hungary tỉnh giấc. Căn phòng C11 chật chội khoảng 15m2 với 4 chiếc giường tầng bỗng nhiên sôi động tiếng cười nói. Anh Tú như nhớ lại thời sống ở ký túc xá sinh viên của mình, nhưng điều đặc biệt hơn cả, là được ăn ở và sinh hoạt theo quy định của quân đội.
Từ khi đặt chân lên tàu, dù không một mệnh lệnh nhưng tất cả các thành viên đã trở thành một phần của hải đoàn. Cùng đi ngủ một giờ, cùng thức dậy một thời điểm, ăn chung trên những mâm cơm của người lính và cùng trò chuyện chia sẻ về mọi thứ trong cuộc sống mà trong đó phần quan trọng nhất vẫn là về Trường Sa.
“Mỗi người một nước, ai cũng có cá tính riêng, nếp sống riêng, nghề nghiệp riêng... Chúng tôi bắt nhịp với lối sống của nhau khá nhanh và bắt đầu thân nhau. Kể cho nhau nghe cuộc sống, công việc tại nước sở tại, rồi kể cho nhau nghe suy nghĩ về Trường Sa”, anh Tú chia sẻ.
Kiều bào nhặt rau phụ giúp các chiến sĩ trên tàu Trường Sa 571. |
Trong khi đó, anh Nguyễn Viết Tuấn, kiều bào Thái Lan phòng C7 cùng với một nhóm kiều bào từ các nước khác xuống bếp trợ giúp các chiến sĩ nấu ăn. Ngồi bên cạnh boong tàu, vừa nhặt rau, anh vừa kể về công việc dạy tiếng Việt, cuộc sống tại Thái Lan, hỏi thăm về cuộc sống, công việc của các chiến sĩ trẻ. Một lúc sau, một nhóm các ca sĩ, giảng viên tại Trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương cùng góp vui nhặt rau. Cả một khu rôm rả tiếng cười, nói. Bên trong phòng ăn, một nhóm kiều bào lại ngồi thái thịt, gắp rau, múc thức ăn chia từng khay giúp các chiến sĩ.
Trong khoang lái tàu, một nhóm kiều bào cùng nhóm thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ ngồi gấp hạc giấy chuẩn bị cho lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trên phía bàn sofa, Nhà báo Etcetera Nguyễn, đến từ Hoa Kỳ đang say sưa vẽ kí hoạ chân dung cho các cán bộ, chiến sĩ hải quân, các kiều bào, các thành viên của tỉnh Nghệ An…
Kiều bào gấp hạc giấc chuẩn bị cho lễ cầu siêu. |
Phía bên dưới khu D, phòng D8 của chị Nguyễn Thị Diệu Linh, kiều bào Ba Lan, mọi người cũng đang tập hát để chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ buổi tối. Những thành viên không tham gia văn nghệ, thì ngồi gọt hoa quả phục vụ chị em.
Phụ giúp các chiến sĩ chuẩn bị cơm cho đoàn. |
Sau một buổi sáng trên biển, tiếng loa thông báo đến giờ ăn trưa, mọi người trở về phòng. Trong không gian chật chội 2m2, 8 người ngồi quây quần bên nhau với hai khay cơm. Rau, cá, thịt, canh, dưa muối... đủ món. Mọi người bắt đầu chụp ảnh kỉ niệm bữa ăn trên tàu.
Buổi tối, trên boong tàu, những lời ca, tiếng hát về biển đảo, người lính được các ca sĩ không chuyên cất lên trong tiếng vỗ tay hào hứng của mọi người.
Kiều bào giao lưu âm nhạc cùng với các đoàn khác trên tàu. |
Ấn tượng nhất trong chuyến hải trình này là kiều bào Thái Lan Hoàng Thị Lai. Dù 69 tuổi nhưng cô vẫn nhiệt tình, tham gia vào mọi hoạt động của đoàn. Cô hát những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
“Chúng tôi đã đồng hành như thế, cùng nhau đi qua những đêm dài lênh đênh trên biển. Những đêm đầy sao, chúng tôi ngồi trên boong tàu, ca những bài ca người lính. Những buổi diễn văn nghệ, thi tìm hiểu biển đảo chúng tôi quàng vai nhau, giương cao cờ đỏ sao vàng, yêu chung tình yêu đất nước, biển đảo”, cô Hoàng Thị Lai chia sẻ.
7 ngày vượt trùng khơi, tình yêu biển đảo, yêu quê hương, đất nước là chất keo dính gắn kết mỗi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù là kiều bào, hải quân, công an hay doanh nhân, ca sĩ, nghệ sĩ, phóng viên… luôn hướng về Tổ quốc trên chuyến tàu đại đoàn kết hướng đến Trường Sa.
Kỳ 2: Say tình người nơi đảo xa
Quảng Trị: Triển lãm lưu động khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa Từ ngày 22-24/3, diễn ra Triển lãm lưu động bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Quảng Trị tổ chức. Đây là hoạt động góp phần khẳng định Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Gần đây, có nhiều dư luận trong nước và ở nước ngoài đưa ra quan điểm sai trái rằng: “Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm gần 50 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế. Nếu Việt Nam không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc…”. |