Kinh tế Trung Quốc sắp suy thoái kéo dài, ông Trump "vô can"
Chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc cũng sụt giảm. Ảnh: Fortune |
Theo ông, Trung Quốc sắp bước vào một thời kỳ tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh, nhưng không phải do thương chiến Mỹ -Trung, mà thủ phạm chính là cách Trung Quốc cố gắng làm giàu trong thời kỳ hậu Đại suy thoái (Great recession).
Đại suy thoái là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất thực. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước.
Đã có thời Trung Quốc làm giàu một cách đúng đắn: các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh; xây dựng cầu và đường để kết nối các thành phố và thị trấn. Đây là những khoản đầu tư tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân Trung Quốc, trong khi họ mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Đồng thời xây dựng nhà và căn hộ nơi tất cả mọi người có thể sống sinh và nuôi nấng gia đình.
Nhưng đó là vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, trước cuộc Đại suy thoái, Giáo sư Mourdoukoutas nhận định. Đó là một thời kỳ mà tinh thần kinh doanh của người dân Trung Quốc chứ không phải chính phủ Trung Quốc chèo lái hoạt động kinh tế. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển ở mức hai con số, được hỗ trợ bởi “hiệu ứng bắt chước”, sao chép công nghệ nước ngoài và nhờ một kim tự tháp dân số thuận lợi.
“Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nước này rất thích mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và công nghệ nước ngoài,” nhà chính trị học Michael Beckley (Đại học Tufts – Mỹ) nhận định trong một bài báo gần đây trên trang Foreign Affairs (Mỹ). Thêm vào đó, Trung Quốc gần như có thể tự cung tự cấp đủ lương thực, nước và tài nguyên năng lượng và nước này có "cổ tức nhân khẩu học" lớn nhất trong lịch sử, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động từ 24-64 tuổi so với người từ 65 tuổi trở lên là 8 người.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang cố gắng làm giàu, nhưng họ đã làm sai cách...khi theo đuổi các khoản đầu tư không làm tăng năng lực sản xuất và tiềm năng tăng trưởng của đất nước.
Giống như những cây cầu và những con đường không dẫn đến đâu cả; như các nhà máy không còn sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh. Hoặc giống như những căn hộ không ai sống.
Những tòa chúng cư không một bóng người tại Ordos Kangbashi (Trung Quốc). Ảnh: Carla Hajjar/Forbes. |
Nếu một quốc gia chi hàng tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, GDP của nó sẽ tăng lên, ông Beckley chỉ ra. Nếu những dự án đó bao gồm những cây cầu không dẫn đến đâu cả, thì khối tài sản của nước này sẽ không thay đổi hoặc thậm chí sẽ bị giảm đi.
Nói một cách đơn giản, những cây cầu đến nơi nào cũng tạo ra “hiệu ứng số nhân”. Nó sẽ tạo ra nhiều công việc và thu nhập trong quá trình xây dựng. Nhưng những cây cầu này không tạo ra “hiệu ứng tăng tốc” trong kinh tế. "Nó không tạo ra bất kỳ công việc và thu nhập nào khi việc xây dựng hoàn thành. Nó chỉ lãng phí tài nguyên quý giá của đất nước, vốn có thể được sử dụng ở những nơi khác."
Đó là lý do tại sao những cây cầu này làm suy yếu năng suất và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. “Để tăng cường sự giàu có, một quốc gia cần tăng năng suất sản xuất của mình, vốn đang giảm mạnh ở Trung Quốc trong thập kỷ qua,” ông Beckley nói. Thực tế, tất cả sự tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã tạo ra từ việc chính phủ đẩy vốn vào nền kinh tế. Trừ nỗ lực kích thích kinh tế trong nước của chính phủ, một số nhà kinh tế lập luận, kinh tế Trung Quốc có thể không hề tăng trưởng chút nào.
Trong khi đó, Trung Quốc đang xây dựng các nhà máy gần như giống nhau, tạo ra các sản phẩm tương tự nhau và tham gia vào cuộc chiến giá cả không tạo ra lợi nhuận - nhiên liệu của sản xuất tư bản và tích lũy tư bản.
Song song với, rải rác ở Trung Quốc là những "thành phố ma" với hàng loạt những tòa cao ốc không một bóng người - thuộc quyền sở hữu của những đại gia bất động sản, những người đầu tư vào thị trường nhà đất với hy vọng kiếm lời khi giá nhà lên cao. Họ đã và đang tước đi những những người trẻ tuổi phần lớn thuộc tầng lớp bình dân - một nơi để sống và nuôi nấng gia đình.
Kết thúc bài viết, Giáo sư Mourdoukoutas khẳng định: Trong thời kỳ hậu Đại suy thoái, Trung Quốc đang hủy hoại thay vì tạo ra sự giàu có, và điều này dự kiến sẽ gây thiệt hại cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm tới./.
Theo SCMP, trong quý II/2019, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,2%. Tốc độ tăng trưởng trong quý III/2019 thậm chí còn thấp hơn dự đoán của các chuyên gia kinh tế là 6,1%, trong khi Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu cho tốc độ tăng trưởng chung trong năm 2019 là từ 6% đến 6,5%. Dữ liệu được công bố hôm 18/10 cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng ở mức thấp nhất trong phạm vi này. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự đoán mức tăng trưởng của Trung Quốc là 6,1% trong năm 2019 và 5,8% vào năm 2020, cả hai đều thấp hơn dự báo trước đó. |