Kiều bào mong muốn TP.HCM đi đầu trong cách mạng số, tăng cường công tác an sinh xã hội
Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. HCM chúc mừng cộng đồng doanh nhân kiều bào Nhân kỷ niệm 17 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2021), Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. HCM Phùng Công Dũng đã có thư gửi đến cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào trong và ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất. |
Thủ tướng Séc: Cộng đồng người Việt là bộ phận của xã hội Séc, đóng góp thiết thực vào sự phát triển nước sở tại Ngày 4/9, Đoàn lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Séc do Thủ tướng Andrej Babis dẫn đầu đã có buổi thăm và gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam trên toàn Cộng hòa Séc tại Trung tâm Thương mại Sapa ở thủ đô Prague. Chương trình do Hội người Việt Nam tại Séc phối hợp với Văn phòng Chính phủ Séc tổ chức. |
Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính TP.HCM tới nhiều điểm cầu ở các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với sự tham dự của 130 đại biểu là chuyên gia, trí thức, doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào trẻ đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triển khai những ý kiến đóng góp, hiến kế mang tính khả thi
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan bày tỏ, việc TP.HCM trở lại "bình thường mới" sẽ đối diện với nhiều vấn đề và cần đề ra các giải pháp thiết thực nhằm hồi phục nhanh nền kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội và phát triển thành phố theo hướng bền vững, toàn diện.
“Đây là thời điểm thử thách bản lĩnh, sự sáng tạo và năng lực thích ứng của tất cả chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đi đầu, cùng cả nước, vì cả nước”, Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan chia sẻ và kỳ vọng sẽ được lắng nghe nhiều ý kiến góp ý của đội ngũ chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào để chung tay phục hồi và phát triển thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM ghi nhận tổng hợp các ý kiến góp ý, cùng với các sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp với kiều bào triển khai những ý kiến đóng góp, hiến kế mang tính khả thi.
“Với sự gắn kết của các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào, TP.HCM sẽ trở thành thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại và nghĩa tình. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực của kiều bào giúp tạo nên một cộng đồng lớn mạnh, cùng chung tay xây dựng TP.HCM ngày một năng động và đất nước ngày càng phát triển”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh.
TP.HCM cần đi đầu trong cách mạng số
Với chủ đề “TP.HCM trở lại bình thường mới hậu COVID-19: vấn đề và kiến nghị”, hội nghị dành nhiều thời gian để lắng nghe các kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp các ý tưởng, giải pháp nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh TP.HCM và cả nước dần kiểm soát được ảnh hưởng của dịch bệnh và tiến tới sống chung với COVID-19.
Phát biểu trực tuyến từ Singapore, GS-TS Vũ Minh Khương (Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore), góp ý khai phá thực lực phát triển của TP.HCM với ý chí chiến lược và những bước đi đột phá, sáng tạo. GS-TS Vũ Minh Khương cho rằng, điều quan trọng bây giờ là sức mạnh cộng hưởng, muôn người như một, trên dưới một lòng, những người bình thường đoàn kết làm những việc phi thường.
GS- TS Vũ Minh Khương phát biểu tại hội nghị. |
Chuyên gia đề nghị TP.HCM cần đi đầu trong cách mạng số. Trong phát triển, cùng với nguồn lực, cần chú ý khai triển nguồn lực, nắm bắt cơ hội và nhận rõ các thách thức, để tạo ra giá trị lớn.
Theo GS-TS Vũ Minh Khương, TP.HCM cần phải tạo ra cơ chế để cán bộ xông lên hàng đầu, tự hào với nhân dân và làm điều lớn lao mà lịch sử phải ghi lại. Còn nếu để không khí nặng nề, vừa làm vừa sợ thì chưa thể đi xa, đi nhanh được.
Chuyên gia này cũng cho rằng, đây là sứ mệnh nặng nề mà TP.HCM cần phải cố gắng làm được, phải tiên phong đột phá, kiến tạo, cộng hưởng và khám phá tương lai.
Trong đó, bài toán lớn nhất là vai trò quản trị trong nâng cao sức cạnh tranh và phát triển của địa phương. Cần xây dựng mô hình quản trị hiện đại, trong đó cấu trúc tổ chức và vai trò trách nhiệm của cán bộ được phân định rõ. Đặc biệt, cấu trúc phòng vệ ba lớp (rào giậu kỹ, phát hiện kịp thời, và kiểm toán chiến lược) sẽ giúp cán bộ thành phố có thể toàn tâm toàn ý dốc lòng cho nhiệm vụ với sự tin tưởng và yểm trợ cao nhất của hệ thống.
Phát huy sức mạnh cộng hưởng, GS-TS Vũ Minh Khương đề nghị TP.HCM xin phép trung ương để xúc tiến bàn với 6 tỉnh phù cận Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh để hình thành nên một khu kinh tế cộng hưởng, tạm gọi là vùng HCMC+6. Vùng kinh tế này với tổng số 20 triệu dân và 23.000km2 diện tích, tạo ra trên 35% GDP của cả nước (100 tỷ USD năm 2019). Nỗ lực đột phá của TP.HCM cùng các tỉnh trong vùng kinh tế cộng hưởng sẽ tạo ra sức mạnh đặt biệt lớn cho cải cách phát triển của Việt Nam trong các năm tới.
GS-TS Vũ Minh Khương cũng đề nghị TP.HCM thử nghiệm để xây dựng thành phố Thủ Đức thành đô thị Việt Nam vào năm 2045.
TP.HCM cần có món quà ý nghĩa cho người nhập cư
Tại hội nghị, GS Augustine Hà Tôn Vinh (kiều bào Mỹ) đề xuất: Tết Nhâm Dần 2022 đã gần kề. TP.HCM nên có món quà ý nghĩa cho những người từ các tỉnh về TP.HCM học tập, làm việc, như cung cấp thuốc đặc trị COVID-19 để đề phòng các trường hợp F1 chuyển thành F0.
Ông cũng đề xuất TP.HCM phối hợp với các hãng xe khách, doanh nghiệp vận tải tổ chức các chuyến xe tình nghĩa đưa người dân về quê ăn Tết và đưa đón bà con quay lại TP.HCM làm việc sau Tết, để tăng thiện cảm và sự gắn bó của người dân đối với TP.HCM sau thời gian giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch.
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Ấn Độ, kiêm nhiệm Bhutan và Nepal, cho rằng TP.HCM phải giải quyết được sự bất bình đẳng, xây dựng bản sắc và sự khác biệt khi hội nhập.
Ông Châu cho biết Ấn Độ có khoảng 5.000 Ấn kiều đang sinh sống và làm ăn tại TP.HCM, mang lại cho thành phố một sức mạnh mềm để tương tác với Ấn Độ. Ấn Độ có 140 tỉ phú, thông qua 5.000 Ấn kiều chỉ cần tiếp cận được 10 tỉ phú thôi thì họ sẽ giúp thành phố phát triển theo một cách khác nữa. Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng cho rằng cần có chiến lược khai thác 25 triệu người tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ.
UBND TP.HCM đã có quyết định tặng Huy hiệu TP.HCM cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. |
Nhân dịp này, UBND TP.HCM đã có quyết định tặng Huy hiệu TP.HCM cho 07 cá nhân có thành tích xuất sắc liên tục nhiều năm đóng góp cho công tác xây dựng và phát triển Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TP.HCM; và quyết định tặng Bằng khen của UBND TP cho 01 tập thể - Tổ liên lạc với Người Viêt Nam ở nước ngoài phường 5, quận 3, TP.HCM đã có thành tích hoàn thành xuất sắc trong công tác xây dựng và phát triển Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM nhân dịp 40 năm thành lập (1981 - 2021).
Phát huy mạnh mẽ nguồn lực, giá trị, trí tuệ con người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu Gặp gỡ kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định dù ở đâu, chúng ta cũng luôn tự hào và cần phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực, giá trị và trí tuệ con người Việt Nam, đóng góp cho nước sở tại và góp phần vào sự phát triển của đất nước. |
600 lượt kiều bào đi thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 Ngày 20/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Chương trình giao lưu, tọa đàm “Kiều bào với biển đảo Việt Nam”. Chương trình diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới. |